Khô mũi là tình trạng thường gặp vào mùa lạnh
Làm sao để hạn chế khô mũi?
Các vị thuốc dân gian điều trị viêm xoang hiệu quả
Đau mũi khi trời lạnh, có phải bạn đã bị viêm xoang?
Vì sao bạn dễ mắc bệnh viêm xoang khi trời lạnh?
Sử dụng sáp dưỡng ẩm
Bạn có thể dùng ngón tay để thoa một lớp mỏng sáp dưỡng ẩm vào bên trong niêm mạc mũi giúp giữ ẩm cho lớp niêm mạc tránh bị khô. Tuy nhiên, vì tác dụng của sáp dưỡng ẩm khá mạnh, do đó, hãy hạn chế dùng phương pháp này, bởi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng máy tạo ẩm
Sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng cũng là một trong những cách làm tăng độ ẩm trong không khí và ngăn ngừa tình trạng khô mũi hiệu quả. Tuy nhiên, hãy nhớ đặt máy ở giữa phòng, tránh xa các đồ vật bằng gỗ, vì độ ẩm cao có thể làm mốc và hỏng chúng.
Xịt mũi
Các loại thuốc xịt mũi hoặc nước muối biển sâu dạng xịt cũng là một sự lựa chọn phù hợp giúp giữ ẩm cho mũi của bạn trong mùa Đông, không những thế, nó còn có tác dụng giữ cho mũi của bạn sạch sẽ bằng cách rửa sạch bụi bẩn, phấn hoa và dịch mũi...
Sử dụng khăn ướt
Dùng khăn ướt lau dọc theo phần niêm mạc bên trong lỗ mũi của bạn, điều này có thể giúp ngăn ngừa khô và kích ứng. Bạn nên lựa chọn các loại khăn ướt dành cho trẻ em sẽ tốt hơn, bởi niêm mạc mũi khá nhạy cảm.
Xông hơi nước
Để thực hiện biện pháp này bạn hãy chuẩn bị một bát (tô) nước nóng hoặc máy xông hơi đặt lên kệ phẳng. Trùm khăn bông lên trên đầu và hít hơi nước bốc lên. Độ ẩm của hơi nước sẽ giúp làm giảm tình trạng khô mũi nhanh chóng. Tuy nhiên, nhớ chú ý không úp mặt quá sát tô nước để tránh bị bỏng hơi.
Bình luận của bạn