- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hãy cẩn thận với các dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường như nhìn mờ, hay thấy khát nước…
Mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý những gì?
Uống cà phê đen có giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường?
Người bệnh đái tháo đường có thể ngừng dùng thuốc Metformin không?
6 thay đổi trong chế độ ăn giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2
Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao bạn nên chú ý:
Bạn hay cảm thấy buồn đi vệ sinh
Nhu cầu đi tiểu nhiều là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết của bạn đang tăng cao ngoài tầm kiểm soát. Khi có quá nhiều đường (glucose) trong máu, thận sẽ phải tìm cách thải bỏ lượng đường dư thừa ra ngoài thông qua nước tiểu. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn bình thường, kể cả vào giữa đêm.
Bạn hay thấy khát nước
Đi vệ sinh nhiều khiến cơ thể bị mất nước, thiếu nước hơn bình thường. Do đó, bạn cũng sẽ hay cảm thấy khát hơn, miệng dễ bị khô hơn dù vẫn uống đủ nước như bình thường. Thêm vào đó, uống nhiều nước hơn cũng lại làm tăng nhu cầu vệ sinh.
Bạn hay cảm thấy mệt mỏi
Hay thấy mệt mỏi, khát nước có thể cảnh báo đường huyết tăng cao
Mệt mỏi mạn tính là một tác dụng phụ thường gặp khi cơ thể mất nước, theo BS. Elizabeth Halprin từ Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Mỹ). Hãy nghĩ tới tình trạng đường huyết tăng cao, đái tháo đường khi bạn thấy rất mệt mỏi, ngay cả khi bạn đã ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, thường xuyên phải tỉnh giấc giữa đêm để đi vệ sinh cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và khiến bạn mệt mỏi.
Bạn bị nhìn mờ
Thủy tinh thể trong mắt là một thấu kính nhỏ, có thể điều chỉnh để mang lại tầm nhìn sắc nét cho bạn. Tuy nhiên, khi nồng độ đường huyết tăng quá cao, các dịch lỏng có thể thấm vào thủy tinh thể, khiến thấu kính tự nhiên này sưng lên.
Điều này có thể thay đổi hình dạng của thủy tinh thể, khiến chúng không thể lấy nét chính xác. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị nhìn mờ, không rõ ràng.
Nướu/lợi của bạn bị chảy máu
Đường huyết tăng cao có thể ảnh hưởng tới cả nước bọt, khiến nước bọt trở nên ngọt hơn và trở thành môi trường sinh sống thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong miệng, giảm khả năng kháng khuẩn tự nhiên của cơ thể.
Sự phát triển của các vi khuẩn này chính là nguyên nhân nướu răng bị sưng, đỏ, đau đớn và dễ chảy máu mỗi khi bạn đánh răng.
Bạn có các dấu hiệu bất thường trên da
Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương cho các mạch máu, bao gồm cả các mạch máu nằm ngay dưới da của bạn. Những tổn thương này có thể làm xuất hiện các mảng da màu nâu đỏ, sáng bóng hoặc có vảy, thường xuất hiện ở dưới chân. Các mảng da bất thường này có thể gây ngứa ngáy, thậm chí đau đớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy những mảng da sẫm màu, mịn như nhung tại các vùng da nhiều nếp gấp như ở nách, háng hoặc cổ. Nguyên nhân là bởi lượng đường huyết dư thừa có thể khiến các tế bào da sản sinh nhanh hơn và có nhiều sắc tố hơn bình thường. Những mảng da này thường không gây đau đớn nhưng có thể gây ngứa, có mùi khó chịu.
Nếu cảm thấy hay khát nước, mệt mỏi trong 1 - 2 ngày, có thể đây không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài, đi kèm với các dấu hiệu đường huyết tăng cao khác, tốt hơn hết bạn nên đi khám để được kiểm tra đường huyết và có biện pháp điều trị kịp thời.
Vi Bùi H+ (Theo Womenshealthmag)
Bình luận của bạn