Đầy bụng khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái khó chịu
Cẩn thận với thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng
Ăn ngon ngày Tết với mẹo hay giảm ngay đầy bụng
10 cách đơn giản chữa đầy hơi, trướng bụng
Đầy hơi nôn trớ ở trẻ và những điều mẹ nên biết
TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail trả lời bạn:
Bạn thân mến,
Chứng đầy hơi mặc dù không nguy hiểm nhưng đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Hầu hết, những người bị đầy hơi tạo ra lượng khí mỗi ngày không nhiều. Tính trung bình, một người bị đầy hơi thường có thể tạo ra khoảng 500ml đến 2 lít khí mỗi ngày và thải ra ngoài qua đường trực tràng khoảng từ 10 - 20 lần.
Có hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đầy hơi, thứ nhất là trong khi ăn, bạn cũng vô tình nuốt thêm một lượng không khí vào ruột, đặc biệt là khi ăn quá nhanh hoặc khi nhai kẹo cao su. Nguyên nhân thứ hai, khí gây đầy hơi còn được tạo thành bởi các loại vi khuẩn trong ruột già.
Đầy hơi có thể dẫn đến những trường hợp ngại ngùng, xấu hổ, chẳng hạn khi bạn “xì hơi” có mùi khó chịu. Chủ yếu là do các vi khuẩn trong ruột già phân hủy một loại chất dinh dưỡng có tên là raffinose, loại chất có nhiều trong bắp cải và bông cải xanh. Tuy nhiên, các vi khuẩn trong ruột già là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa những chất dinh dưỡng mà các enzym trong ruột non không xử lí được.
Một số loại thực phẩm có chữa các chất dinh dưỡng khó hấp thụ như hành tây, quả bơ, quả mít… có thể gây kích ứng đường ruột và sản xuất ra khí gas. Nếu bạn tò mò thì thành phần của “khí gas” này bao gồm: Methane, carbon dioxide, nitrogen, oxy, và hydrogen. Mặc dù những loại khí này đều không có mùi thối nhưng các khí như lưu huỳnh, ammoniac (chỉ chiếm 10%) lại có mùi không dễ chấp nhận được.
Nếu bạn bị chứng đầy hơi nặng, dẫn đến bị sụt cân hoặc tiêu chảy thì bạn nên đi khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do ký sinh trùng giardia (nhiễm trùng), do nhạy cảm với gluten- một loại protein có trong lúa mì và lúa mạch, do rối loạn hấp thu chất béo hoặc dị ứng với các protein trong ngũ cốc khác.
Ngoài ra, dùng thuốc kháng sinh cũng có thể khiến cho bệnh nhân bị đầy hơi.
Nếu bạn đã bị chứng đầy hơi kéo dài, việc đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống: Tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, sorbitol, hạn chế ăn các loại hành tây, bông cải xanh, cải bắp và khoai tây.
Một chế độ ăn của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích cũng có giá trị tham khảo cho những người bị mắc chứng đầy hơi.
Bạn đã được uống viên than hoạt tính dưới dạng viên nang giúp hấp thu khí thừa. Về mặt lý thuyết, thuốc này có hiệu quả, nhưng thực tế, không phải ai cũng hợp với loại thuốc này. Tuy nhiên, đây là loại thuốc không có tác dụng phụ nên bạn có thể sử dụng bình thường.
Chúc bạn luôn khỏe!
TS.BS Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.
Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh với hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Bình luận của bạn