Theo CDC, vaccine sởi (MMR) có thể phòng bệnh sởi hiệu quả đến 97%
Nhiều phụ huynh không muốn con tiêm phòng sởi
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội tiêm phòng sởi cho trẻ đến 10 tuổi
Kiểm tra 100% điểm triển khai tiêm phòng sởi
Bộ Y tế: Nguy cơ dịch sởi trở lại
California là bang có dịch sởi trầm trọng nhất với 91 trường hợp bệnh. Hầu hết các ca nhiễm bệnh có liên quan đến đợt bùng phát dịch sởi hồi tháng 12 năm ngoái tại khu du lịch Disneyland. Ít nhất 6 tiểu bang khác cũng đã xác nhận các ca nhiễm sởi.
Nhà Trắng cũng đã kêu gọi các bậc phụ huynh cần thực hiện đúng chỉ dẫn của ngành y tế và các nhà khoa học trong việc phòng bệnh và tiêm vaccine sởi cho trẻ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói rằng, thuốc chủng ban sởi MMR có công hiệu 97% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi.
Trong cuộc phỏng vấn với báo giới, Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết: “Mọi người cần đề cao cảnh giác với dịch bệnh, đồng thời thực hiện chỉ dẫn của bác sỹ cũng như chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ em”.
Mỹ chính thức loại bỏ bệnh sởi khỏi danh mục bệnh cần ngăn ngừa kể từ năm 2000, sau nhiều năm thực hiện các chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ. Tuy nhiên, số ca nhiễm bệnh ngày càng gia tăng cho thấy, dịch bệnh đã quay trở lại.
Rất nhiều bậc phụ huynh tại Mỹ không muốn cho con tiêm vaccine sởi bởi họ cho rằng tiêm chủng là “tiêm chất độc” vào người và có thể gây bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, BS. Marha Rivera - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ em cho biết, không có mối liên hệ giữa thuốc chủng bệnh sởi với bệnh tự kỷ. Bà nói rằng mối nguy đó đã được khoa học chứng minh là không tồn tại.
Bệnh sởi là loại bệnh có khả năng lây nhiễm cao vì virus phát tán dễ dàng trong không khí và có thể lây nhiễm mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Sởi là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mù, điếc, viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Mỹ chưa ghi nhận ca tử vong nào do sởi trong vụ dịch này.
Bình luận của bạn