Những cách tự nhiên giúp giảm viêm da

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm da dị ứng

8 tác nhân không ngờ gây viêm da tiếp xúc

6 quan điểm sai lầm về bệnh eczema

Viêm da do dị ứng phấn hoa có thể bôi Subạc?

Khăn ướt và nỗi lo viêm da, dị ứng cho trẻ

Viêm da là bệnh mạn tính về da. Bệnh có thể xảy ra do các tác nhân như nhiễm trùng, dị ứng và các chất kích thích…Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da sẽ phụ thuộc vào loại bệnh viêm da. Chúng có thể bao gồm:

- Viêm da dị ứng (chàm): Bệnh thường bắt đầu từ thời thơ ấu, vùng da đỏ, nổi mẩn ngứa này thường ở các nếp gấp bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và mặt trước cổ, khi bị trầy xước, có thể rỉ dịch và đóng vảy. Những người bị viêm da dị ứng có những đợt bệnh thuyên giảm nhưng sau đó lại bị tái phát.

- Viêm da tiếp xúc: Da bị phát ban trên những vùng cơ thể tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc gây dị ứng, chẳng hạn như chất độc cây thường xuân, xà phòng và các loại tinh dầu. Phát ban đỏ có thể nóng và khiến bạn ngứa ngáy.

Viêm da tiếp xúc thường gây phát ban, ngứa ngáy

- Viêm da tiết bã: Viêm da thành mảng có vảy, da đỏ và tróc vẩy như gàu, khó chữa. Bệnh thường ảnh hưởng đến khu vực tiết nhờn của cơ thể, như mặt, ngực trên và lưng. Bệnh có thể mạn tính với từng đợt thuyên giảm và bùng phát. Ở trẻ sơ sinh, bệnh này còn gọi là “cứt trâu” với từng mảng da đầu bị đóng vẩy cứng. Khi bị viêm, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng như ngứa da, đỏ da… Bạn cũng có thể bị rộp da, bong tróc da nếu bị viêm da nghiêm trọng. 

Khi bị viêm da, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện triệu chứng bệnh: 

Dầu dừa: Dầu dừa có tính chất giữ ẩm tuyệt vời nên nó giúp da không bị khô. Dầu dừa cũng giảm các phản ứng viêm do viêm da. Bạn có thể thoa dầu dừa lên vùng da bị ảnh hưởng hàng ngày để cảm nhận hiệu quả.

Dầu dừa giúp dưỡng ẩm da và giảm viêm da 

Giấm táo: Các thành phần trong giấm táo có tác dụng chống viêm nên nó giúp giảm các triệu chứng sưng đỏ do viêm da. Bạn có thể pha loãng giấm táo vào nước và bôi lên vùng da bị bệnh.

Nha đam: Nha đam có đặc tính giữ ẩm và kháng khuẩn nên nó giúp khôi phục lại sự cân bằng pH của làn da. Gel nha đam cũng có thể giảm ngứa và viêm. Do vậy, bạn nên uống nước ép nha đam mỗi ngày để giảm viêm da.

Mật ong: Mật ong có tính sát trùng và kháng khuẩn nên nó sẽ giúp giảm triệu chứng viêm da. Bạn có thể kết hợp mật ong với dầu olive để tăng cường hiệu quả.

Mật ong có tính sát trùng và kháng khuẩn nên nó giúp giảm viêm hiệu quả

Trà hoa cúc: Hoa cúc thường được người bị viêm da sử dụng vì nó giúp giảm ngứa và giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng hoa cúc khô để pha trà sau đó dùng một miếng vải sạch nhúng vào nước trà đã nguội và đắp lên vùng da bị bệnh. Lưu ý: Một số người bị dị ứng với hoa cúc, do vậy, bạn nên sử dụng một lượng nhỏ trà hoa cúc trên da để xem mình có bị dị ứng không.

Dầu hạnh nhân: Dầu hạnh nhân thường được sử dụng trong điều trị viêm da vì nó chứa acid ursolic và oleic. Hai loại acid này giúp giảm viêm và phục hồi những tổn thương trên da. Bạn có thể sử dụng dầu hạnh nhân như một sản phẩm dưỡng ẩm cho da. 

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu