Huyết áp thấp, nguy hiểm cao


Thưa TS. Chu Minh Hà, vì sao các chuyên gia y tế lại khẳng định huyết áp thấp nguy hiểm không kém so với tăng huyết áp?

WHO định nghĩa huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. WHO cũng chia huyết áp thấp thành 2 dạng: Huyết áp thấp nguyên phát (không tìm ra nguyên nhân gây bệnh) và huyết áp thấp thứ phát (do một số yếu tố bệnh lý kèm theo).

TS. Chu Minh Hà

Với những người tăng huyết áp, huyết áp thấp hay huyết áp bình thường thì quan điểm của y học vẫn cần có biện pháp dự phòng bệnh lý để không bị tăng huyết áp, hạ huyết áp bằng chế độ sinh hoạt như ăn uống và các biện pháp tập luyện, tránh stress, bỏ rượu, bia, thuốc lá, hạn chế ăn mỡ, hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Ăn nhiều rau, củ, quả, chế độ sinh hoạt tích cực để phòng các bệnh tim mạch nói chung và huyết áp thấp nói riêng.
Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, dễ say tàu xe, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan chức năng như não, tim, thận, gan, phổi… gây tổn thương và suy yếu nhanh chóng các cơ quan này. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

Với những triệu chứng rõ rệt như vậy, huyết áp thấp có thể phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.

Đúng vậy. Người bệnh có thể phát hiện sớm căn bệnh huyết áp thấp. Nhưng theo thống kê, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân huyết áp thấp điều trị nghiêm túc căn bệnh này. Thực tế, có nhiều người không biết mình đang bị huyết áp thấp hoặc có biết nhưng không xem là bệnh nguy hiểm, không cần chữa. Đây là một quan điểm sai lầm. Như đã nói ở trên, huyết áp thấp không chỉ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi thường xuyên như nhiều người hằng tưởng mà có thể gây tử vong nếu điều trị không kịp thời.

Ngoài yếu tố bệnh lý, huyết áp thấp còn được coi là bệnh lý di truyền?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp. Có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan chức năng như tim, thận hoặc do hệ thống thần kinh tự động của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế. Một số trường hợp được ghi nhận do yếu tố di truyền. Những nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng, nguyên nhân gây bệnh còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất… Chính vì thế, huyết áp thấp đã trở thành một trong những căn bệnh thời đại mà ai cũng có thể mắc phải.

Cũng như tăng huyết áp, việc điều trị huyết áp thấp phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát lối sống và chế độ dinh dưỡng?

Để điều trị huyết áp thấp cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị theo nguyên nhân. Ngoài ra, cần áp dụng phương pháp điều trị chung là phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chỉ định của bác sỹ điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp thấp cần tăng cường hoạt động thể lực, hoạt động vừa phải, vận động đi lại nhẹ nhàng. Nên tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng bàn, bơi,… Người bệnh cũng cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động mạnh, tránh sự căng thẳng, áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Cảm ơn những chia sẻ của bác sỹ.

Chỉ số huyết áp chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới

Tuổi

Nam

Nữ

15 – 19

120/70

111/67

20 – 29

124/75

114/69

30 – 39

126/79

118/73

40 – 49

130/83

126/78

50 – 59

137/85

134/81

60 – 69

143/84

139/81

70 – 79

145/82

146/79


linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch