Vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên hút thuốc, uống rượu có thể làm sưng lợi
8 cách đánh bay chứng sưng lợi đơn giản mà hiệu quả
Súc miệng nước muối hàng ngày sao không hết viêm lợi?
Những điều cần biết về bệnh nướu răng
9 dấu hiệu "chỉ điểm" bạn đang bị viêm lợi hay nha chu
Nguyên nhân nào khiến lợi bị sưng?
Thức ăn mắc trong răng
Nguyên nhân khiến lợi bị sưng có thể là do các mẩu thức ăn dính trong các kẽ răng. Chúng có thể gây kích ứng và sưng lợi. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này thường không kéo dài và biến mất sau khi xỉa răng, đánh răng.
Viêm lợi
Viêm lợi (viêm nướu) gây kích ứng và sưng ở lợi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà các nha sỹ thường kiểm tra đầu tiên.
Người bệnh thường không biết mình bị viêm lợi và chỉ cảm thấy hơi đau, lợi nhạy cảm hơn bình thường một chút. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm lợi có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở lợi, gọi là viêm nha chu hay bệnh nha chu.
Một số triệu chứng khác của viêm nha chu bao gồm: Miệng có mùi hôi mặc dù đã đánh răng, răng nhạy cảm, rụng răng, lợi đau và tấy đỏ, bị đau khi nhai, chảy máu lợi…
Phụ nữ mang thai có thể bị sưng lợi ngay cả khi đã chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận. Khi mang thai, nồng độ các hormone trong cơ thể có sự thay đổi lớn, có thể làm tăng lưu lượng máu đến lợi, khiến lợi nhạy cảm hơn và dễ bị sưng.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở miệng có thể dẫn đến sưng lợi. Ví dụ, nhiễm trùng mạn tính như herpes có thể dẫn đến biến chứng gây sưng lợi. Hay bệnh tưa miệng - nhiễm trùng nấm men trong miệng - cũng có thể gây sưng lợi. Răng bị nhiễm trùng gây biến chứng, chẳng hạn như áp xe, cũng dẫn đến sưng lợi.
Những nguyên nhân khác
Có một số vấn đề khác cũng làm tăng nguy cơ sưng lợi, tuy không phổ biến, gồm: Tác dụng phụ của một số loại thuốc; Thiếu một số dưỡng chất nào đó; Nhạy cảm với một (hoặc nhiều) thành phần có trong kem đánh răng, nước súc miệng; Răng giả kém chất lượng, bọc răng hay sử dụng một số dụng cụ nha khoa khác…
Đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa sẽ làm giảm sưng lợi
Lợi bị sưng: Điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị lợi bị sưng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên đến gặp nha sỹ để tìm hiểu về nguyên nhân gây sưng lợi và có biện pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị cho các vấn đề về răng miệng thường gồm: Nước súc miệng sát trùng, thuốc mỡ, kem đánh răng.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi, sưng lợi, như dưới đây:
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm sạch răng miệng, làm dịu viêm ở lợi. Bạn có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng lợi.
Tinh dầu
Một số loại tinh dầu cũng có thể giúp giảm tình trạng viêm, sưng lợi. Theo nghiên cứu, một số loại nước súc miệng có chứa tinh dầu như tinh dầu sả chanh giúp làm giảm mảng bám. Một nghiên cứu trên Tạp chí Nha khoa châu Âu cho thấy, các loại tinh dầu như tinh dầu cỏ xạ hương, bạc hà, đinh hương và tinh dầu tràm trà đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi trùng có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng phổ biến.
Nha đam
Gel nha đam có thể giúp làm giảm viêm lợi. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng có chứa nha đam hoặc ngậm gel nha đam trong miệng vài phút trước khi nhổ bỏ cũng giúp giảm sưng lợi.
Nghệ
Nghệ có đặc tính chống viêm, giúp giảm các mảng bám trên răng, giảm sưng và viêm lợi.
Cả nha đam và nghệ đều giúp giảm viêm, sưng lợi
Biện pháp phòng ngừa sưng lợi, giảm viêm nhiễm
- Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn
- Xỉa răng, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên
- Dùng kem đánh răng, nước súc miệng loại nhẹ
- Hạn chế đồ uống có đường để không làm tích tụ vi khuẩn trong miệng
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế rượu bia và nước súc miệng có cồn vì chúng có thể gây khô miệng, kích ứng lợi
- Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây mắc vào kẽ răng.
Khi nào nên đi khám?
Mặc dù các biện pháp tự nhiên có thể giúp giải quyết tạm thời tình trạng sưng tấy khó chịu ở lợi, nhưng chúng không thể giúp điều trị dứt điểm tình trạng này.
Sưng lợi có thể cảnh báo vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe răng miệng, đôi khi nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Lợi bị sưng đau trong 1 - 2 ngày có thể là dấu hiệu viêm lợi, viêm nha chu hoặc áp xe răng. Nếu sưng xảy ra cùng với sốt, bạn nên đi khám ngay lập tức.
Bình luận của bạn