Infographic: 35 năm thế giới quay cuồng phòng chống HIV/AIDS

Ngày thế giới phòng chống HIV AIDS: Điểm lại những mốc lịch sử quan trọng của đại dịch HIV

Báo động tình trạng trẻ nhiễm HIV

Việt Nam đứng thứ 5 khu vực về số người nhiễm HIV

Lưu ý khi hiến máu và truyền máu để tránh HIV

Bước đột phá y học mới: Đã có thể chữa trị hoàn toàn HIV

Hiện nay, các loại thuốc và phương pháp điều trị mới đã làm cho HIV/AIDS dễ quản lý hơn, đặc biệt nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và tự chăm sóc tốt. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn 35 triệu người bị nhiễm HIV nhưng không tiếp cận được với các loại thuốc mới nhất. Tính từ năm 1981 - 2007, bệnh AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người, chỉ riêng năm 2007, đã có khoảng 2 triệu người bị chết vì bệnh AIDS, trong đó có khoảng 270.000 trẻ em.

Hãy cùng Health+ điểm lại mốc lịch sử đáng nhớ của căn bệnh HIV/AIDS khi nó từng bước trở thành đại dịch của nhân loại và đe dọa tới tính mạng hàng triệu người:

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) được James W. Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Genève, Thụy Sỹ sáng lập vào tháng 8/1987. Dr. Jonathan Mann - Giám đốc Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS (nay gọi là Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS) đã chấp thuận và đồng ý với khuyến nghị về việc tổ chức Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS đầu tiên vào ngày 1/12/1988.

Từ năm 1988 đến nay, Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS được cử hành vào ngày 1/12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm