Nguy cơ viêm tai giữa vì đi bơi mùa hè

Trẻ dễ bị viêm tai do đi bơi mùa hè

Nhiều trẻ tuổi mẫu giáo mắc viêm tai giữa

Cảnh giác với viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ

Thủng màng nhĩ vì viêm tai giữa

Viêm tai giữa mạn tính

Bệnh viêm tai tăng cao trong mùa hè

Chị Lê Thị Thanh (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) cho con gái đi học bơi được gần 1 tuần. Sau khi con đi học về bé thường kêu ù tai, khó chịu. Chị nghĩ chắc là ngày đầu chưa quan nên không dùng thuốc gì cho con. Sau 5 ngày, lại kêu đau trong tai, sốt lúc này chị mới đưa con đến bệnh viện. Tại đậy, bác sỹ phát hiện con chị bị viêm tai ngoài... 

Tương tự tình trạng của con chị Thanh, bạn Lê Thu Hương (Chùa Láng) cũng phải đến bệnh viện khám bệnh trong tình trang tai ù ù như cối xay, sức nghe kém đi. Theo như chia sẻ của Hương, trường bạn đã thi xong nên bạn tranh thủ giành thời gian rảnh rỗi để đi bơi. Đi bơi vừa để rèn luyện sức khỏe vừa giúp tránh nắng. “Mình đã rất cẩn thận vệ sinh tai sau khi đi bơi. Mình thường lấy tăm bông ngoáy tai để thấm hết nước còn sót lại trong tai. Cứ nghĩ sẽ không mắc bệnh nhưng cách đây mấy hôm thấy đau tai, đi khám bác sỹ mới biết mình bị viêm tai giữa”.

Theo các bác sỹ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, mỗi khi hè về số bệnh nhân bị các bệnh về tai do đi bơi lại tăng lên. Nguyên nhân là do, nước ở bể bơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Nếu không chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính, giảm thính lực. Các bác sỹ cũng cho biết thêm, những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Chú ý phòng bệnh viêm tai khi đi bơi

Cách vệ sinh tai không đúng sau mỗi lần đi bơi khiến nhiều người dễ bị viêm tai. Nhiều người có thói quen sau khi đi bơi xong là dùng tăm bông ngoáy, nghĩ rằng như thế tai sẽ sạch. Thực tế dùng tăm bông lau chùi và ngoáy sâu vào trong tai, các vi khuẩn, bụi bẩn có trong nước hồ bơi nhờ đó mà càng đi sâu vào trong. Ngoài ra, nó có thể khiến bên trong tai bị rách, trầy xước làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. 

Để đề phòng viêm tai khi đi bơi, người dân nên chọn bể bơi có chất lượng nước sạch. Sau mỗi lần bơi thì nên nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau và lên cao rồi nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ (như betadin 10%, nước muối 0,9%). Sau đó lại nghiêng đầu và kéo vành tai để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoái sâu vào trong tai.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã có mổ tai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi bơi.

Mọi người cần đặc biệt chú ý biểu hiện sau khi bơi về, nếu thấy ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi đục vàng hoặc xanh; Mệt mỏi, sốt, nhức đầu; Tai ngứa, đau tai, nặng hơn có thể chảy mủ vàng… cần đi khám ngay.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng