Muỗi mang theo nhiều mầm bệnh
Dùng muỗi để diệt... muỗi!
Diệt muỗi nhanh chỉ trong 10 phút
Nhang diệt muỗi: Muỗi chết, người cũng "tiêu"
Diệt muỗi, hại người
Theo tiến sỹ Vũ Đức Chính - Khoa Côn trùng học, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương, trên thế giới có hàng nghìn loại muỗi, mỗi loài có đặc điểm sinh thái khác nhau và có thể gây ra những phiền phức, bệnh tật cho con người không giống nhau. Chẳng hạn, muỗi truyền bệnh sốt rét là anophen, thích đốt người vào ban đêm, đẻ ở nơi nước sạch, nước chảy gần rừng. Muỗi aedes truyền bệnh sốt xuất huyết là loại hoạt động vào ban ngày, thích sống ở khu thành thị, ven đô, nông thôn... Vì vậy, muốn tránh và diệt muỗi, bạn cần xác định loài muỗi sống ở nơi mình ở thuộc loại nào, từ đó áp dụng những cách phù hợp.
Ở các vùng như Hà Nội và lân cận, chủ yếu tồn tại muỗi aedes gây bệnh sốt xuất huyết và muỗi culex gây bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi anophen gây bệnh sốt rét chủ yếu gặp trong rừng.
Một con muỗi thường sống được khoảng 1 - 3 tháng. Muỗi cái đẻ trứng dưới nước (ở mép nước), vài ngày sau, trứng này nở thành bọ gậy. Bọ gậy qua 4 lần lột xác sẽ thành con loăng quăng. Cuối cùng loăng quăng lột xác thành muỗi. Quá trình từ quả trứng tới thành con muỗi thường trải qua khoảng 7 ngày, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu nhiệt độ lạnh lâu, trứng trên các thành vật dụng chứa nước bị khô, có thể tồn tại 3 - 4 tháng, đợi khi có điều kiện thuận lợi (trời ấm lên, có mưa) mới nở. Thời tiết ấm (25 - 35 độ C), có mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi aedes phát triển. Muỗi aedes thích đẻ trong các vũng nước tạm thời tương đối sạch như trong lọ hoa, bình nước trong nhà, máng nước đọng trên mái nhà...
Việc phòng tránh muỗi chính là giảm mật độ muỗi và ngăn bị muỗi đốt. Có một số biện pháp bạn có thể cân nhắc:
Xử lý môi trường
Việc phòng, diệt muỗi chủ yếu dựa vào cộng đồng. Thực hiện việc xử lý muỗi từ giai đoạn sớm nhất là diệt bọ gậy bằng cách thường xuyên thay nước bình, chậu hoa hoặc cho hóa chất vào lọ nước đựng hoa, chậu trồng cây cảnh...
Tất cả các vật dụng trong nhà hay xung quanh nhà có thể chứa nước, làm nơi đẻ cho muỗi cần được xử lý: Đậy nắp các đồ dùng chứa nước, loại hết các đồ phế thải như lon bia, mảnh bát, cốc, chậu vỡ đọng nước, úp ngược những vật dụng có thể còn nước bên trong như chậu, cốc, chén... Làm sạch các ống, rãnh nước gần nhà.
Sử dụng hóa chất
- Dùng phun ULV - phun hạt siêu nhỏ ở nơi sống, thường dùng để xử lý những vùng nguy cơ cao (có mật độ muỗi cao hoặc có mầm bệnh sốt xuất huyết). Các hạt hóa chất siêu nhỏ bay lơ lửng trong không khí, có tác dụng diệt muỗi tức thời. Sau 30 phút, các hạt này rơi xuống hoặc bị gió thổi bay đi, không còn diệt được muỗi nữa.
- Phun tồn lưu: Sử dụng hóa chất diệt côn trùng phun lên các thành tường, bề mặt muỗi hay đậu, tác dụng có thể xua, diệt muỗi kéo dài 3 - 9 tháng. Cách này thường chỉ có tác dụng với muỗi anophen gây bệnh sốt rét.
Với muỗi aedes gây bệnh sốt xuất huyết, người ta thường dùng cách phun xông hơi (sử dụng hóa chất kết hợp với dầu) để diệt muỗi nhưng không phổ biến vì tạo khói um, gây khó chịu cho con người.
- Ngâm màn trong hóa chất diệt muỗi.
- Sử dụng các loại kem bôi chứa hóa chất ngăn muỗi.
- Dùng nến, hương muỗi để đuổi muỗi.
Theo tiến sỹ Vũ Đức Chính, hầu như tất cả các loại hóa chất diệt côn trùng đều có thể gây độc cho người nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều để chỉ định liều lượng phù hợp, làm sao có thể xua, diệt muỗi mà không ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, cần lựa chọn các sản phẩm chứa hóa chất diệt muỗi uy tín, đã được kiểm nghiệm, chứng nhận. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng lâu dài của các loại hóa chất này lên sức khỏe của người sử sụng.
Dùng các biện pháp sinh học
Tại Nha Trang, các nhà nghiên cứu đã cấy vi khuẩn vào bộ gene của muỗi để giảm sức sống, giảm khả năng gây bệnh của muỗi rồi thả vào môi trường. Người ta cũng phun vi nấm lên tường khiến muỗi đậu vào nhiễm nấm mà chết. Tuy nhiên, những cách trên vẫn đang trong thời gian thử nghiệm và tỏ ra ít có khả năng ứng dụng thực tế.
- Dùng hóa chất MMF thả xuống nước để giảm sức căng bề mặt của nước, khiến bọ gậy không thở được, chết.
Dùng điện
Sử dụng vợt điện để bắt muỗi cũng là cách hay. Vợt điện sạch sẽ, phù hợp với môi trường.
Một số nơi còn dùng dung dịch điện để diệt muỗi: Dùng nguồn điện làm ấm chai dung dịch để nó bốc hơi và xua muỗi đi.
Sử dụng các mẹo đuổi muỗi
Muỗi aedes gây sốt xuất huyết rất thích đậu vào các vật dụng màu đen trong nhà. Vì thế, nếu muốn dụ muỗi để bắt, diệt, có thể treo một chiếc áo, tấm vải màu đen ở nơi nào đó hoặc chế ra chiếc bẫy dùng miếng vải màu đen như om rỏ mà muỗi chui vào mà không chui ra được.
Có thể sử dụng tinh dầu từ các loại cây như lim, sả, bạc hà... cũng có tác dụng xua muỗi.
Bình luận của bạn