Trẻ nhỏ thường không tự kiểm soát được nhu cầu vệ sinh của bản thân khi ngủ
Trẻ 5 tuổi vẫn đái dầm, cha mẹ phải làm sao?
Táo bón có thể gây... đái dầm ở trẻ
Tè dầm trong đêm - Ra ngoài dễ ngã như chơi
Rau mùi tàu: Trị sởi, chữa đái dầm
Có hai loại đái dầm: Đái dầm tiền phát và thứ phát. Đái dầm tiền phát là tình trạng trẻ bị đái dầm từ nhỏ, không dứt. Trong khi đó, đái dầm thứ phát là tình trạng trẻ đã hết đái dầm một thời gian (ít nhất 6 tháng), sau đó tái phát trở lại.
Nhìn chung, nguyên nhân gây đái dầm tiền phát ở trẻ nhỏ là do hệ thần kinh còn chưa trưởng thành. Trẻ bị đái dầm thường không nhận ra bàng quang đã căng, đầy trong khi ngủ, do đó chúng không thể tự tỉnh dậy để vào nhà vệ sinh.
Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ có thể là do một hoặc kết hợp nhiều lý do dưới đây:
Trẻ có thể bị đái dầm khi chưa có khả năng giữ nước tiểu cả đêm
- Trẻ vẫn chưa có khả năng giữ nước tiểu suốt cả đêm.
- Trẻ không tỉnh dậy khi bàng quang đã đầy. Một số bé cũng có bàng quang nhỏ hơn so với các bạn cùng tuổi.
- Cơ thể bé sản sinh nhiều nước tiểu vào buổi tối.
- Trẻ có thói quen nhịn đi tiểu vào ban ngày và chỉ đi vệ sinh khi thực sự không chịu đựng nổi.
Đái dầm thứ phát ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thể chất hoặc tinh thần. Trẻ bị đái dầm thứ phát có khả năng cao mắc các rối loạn đi tiểu khác vào ban ngày. Nguyên nhân gây đái dầm thứ phát ở trẻ em bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bàng quang bị viêm nhiễm có thể khiến trẻ bị đau bụng, tiểu khó, tiểu rát hoặc có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ.
- Đái tháo đường: Trẻ mắc đái tháo đường type 1 thường có nồng độ đường huyết cao. Điều này có thể kích thích cơ thể sản sinh nhiều nước tiểu hơn bình thường và tăng nhu cầu vệ sinh của trẻ.
- Bất thường ở một số cơ quan nội tạng, cơ bắp hoặc dây thần kinh kiểm soát việc tiểu tiện: Những bất thường này có thể khiến trẻ không thể kiềm chế nhu cầu vệ sinh, dẫn tới chứng đái dầm về đêm.
- Các vấn đề về thần kinh: Những bất thường, tổn thương trong hệ thần kinh có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh kiểm soát nhu cầu tiểu tiện.
- Các vấn đề về cảm xúc: Cuộc sống gia đình căng thẳng (xung đột giữa cha mẹ), những thay đổi trong cuộc sống (trường họ mới, chuyển nhà hoặc có thêm em bé…) cũng có thể gây căng thẳng và khiến trẻ bị đái dầm.
- Một vài nguyên nhân khác: Trẻ bị ngưng thở khi ngủ, nhiễm giun kim, di truyền hoặc trẻ uống quá nhiều nước sát giờ đi ngủ… cũng có thể là nguyên nhân gây đái dầm.
Bình luận của bạn