- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Mất kinh, rối loạn kinh nguyệt gây ra hàng loạt vấn đề nguy hiểm khác
“Ngủ tốt, chu kỳ đều đặn, tôi là người hạnh phúc nhất trần đời!”
Rối loạn kinh nguyệt – “Tai họa” thường bị bỏ qua
10 nguyên nhân "kinh điển" gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết – Kẻ thù tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ
Nội tiết cân bằng thì kinh nguyệt đều đặn
Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự tác động của các hormone (hormone tuyến dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng).
Vùng dưới đồi trong não sản xuất hormone gonadotropin releasing, gửi thông điệp tới tuyến yên. Tuyến yên sản xuất ra các hormone quan trọng quyết định đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, là hormone luteinizing (LH) và hormone follicle-stimulating (FSH).
Từ ngày thứ 13 – 14 của vòng kinh 28 ngày, LH và FSH kích thích buồng trứng sản xuất ra estrogen kích thích nang trứng vỡ (phóng noãn), niêm mạc tử cung dầy lên nhằm chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi. Nếu không có sự tạo phôi, niêm mạc tử cung sẽ bong ra, xuất hiện kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Khi có bất thường nào đó, khiến vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động lệch lạc, nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu LH không giúp trứng chín, sẽ không có sự rụng trứng. Nếu có quá nhiều estrogen cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, mấy tháng mới có một lần, hoặc mất kinh, vô kinh. Sự rối loạn nội tiết phổ biến gây ra mất kinh là hội chứng buồng trứng đa nang và mãn kinh sớm. Hiện tượng này thường gặp ở những người bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc mãn kinh sớm.
Nhiều trường hợp dưới 40 tuổi nhưng bị suy giảm nội tiết tố trầm trọng, có thể bị suy buồng trứng sớm, gây mất kinh. Estrogen do buồng trứng tiết ra và các cơ quan chịu tác động trực tiếp như xương khớp, tim mạch, thần kinh, tiết niệu, cơ quan sinh dục, da, tóc… Khi estrogen giảm, các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng. Cơ quan sinh dục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với các biểu hiện như âm đạo viêm, teo, khô gây cảm giác đau, rát, mất khoái cảm, dẫn đến khó khăn trong quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Điều này lại ảnh hưởng lớn đến nhan sắc và tâm sinh lý của chị em. Vì nguyên do này mà một số chị em bị u uất, trầm cảm.
Muốn có kinh trở lại phải làm gì?
Các bác sỹ sản phụ khoa khuyến cáo, để chu kỳ kinh nguyệt bình ổn, cần thay đổi lối sống, tránh xa những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, kể cả hút thụ động. Tránh stress, tránh vận động mạnh, giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh, quá gầy hay quá béo đều không tốt. Cố gắng thiết lập sinh hoạt điều độ, tạo sự cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Đặc biệt, nội tiết bị rối loạn thì cần phải làm cho cân bằng, qua việc bổ sung thêm nội tiết tố. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy, bổ sung nội tiết tố dạng thuốc lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Cách đơn giản và an toàn hơn cả là bổ sung nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các thảo dược tự nhiên và hoạt chất sinh học như Pregnenolone – “cội nguồn” hormone sinh dục nữ, DHEA, Delta-Immune…
Vân An H+
Bình luận của bạn