- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bệnh sốt xuất huyết có thể đe dọa tính mạng của cả bà bầu và thai nhi
Sốt xuất huyết vẫn tăng mạnh dù đã bước vào mùa Đông
Bị sốt xuất huyết ăn gì nhanh khỏi nhất?
Những lưu ý mẹ buộc phải nhớ khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết
Sẽ tăng trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống sốt xuất huyết
Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của các thai phụ kém hơn trước đó. Vì vậy sẽ rất dễ mắc một số bệnh như cúm, Rullela và đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết (SXH). Các bệnh trên đều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và hậu quả nguy hiểm nhất có thể là sảy thai và tử vong mẹ.
Thống kê của Bệnh viện Bạch Mai trong 3 tuần đầu của tháng 11/2015 cho thấy, có tới gần 30 bệnh nhân đang có thai hoặc liên quan đến thai sản phải nằm điều trị nội trú vì SXH và gần như ngày nào cũng có 1 - 2 ca SXH là bà bầu đến khám và nhập viện.
Theo cảnh báo của bác sỹ Nguyễn Quang Tuấn, phụ nữ mang thai những tháng đầu bị SXH có thể gây rối loạn đông máu, điển hình nhất là làm tiểu cầu hạ (giảm số lượng tiểu cầu). Tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật… dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu.
Với thai phụ, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu và rối loạn đông máu, tổn thương gan thận, xuất huyết não, phù phổi... có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.
Bệnh SXH cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị, vì thế các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nếu xuất hiện triệu chứng sốt cao đột ngột, đau nhức người, đau đầu... thì nên đến bệnh viện để thăm khám sớm nhằm chẩn đoán, điều trị, phòng những rủi ro về sức khỏe cho cả bà mẹ và thai nhi do SXH gây ra.
Bình luận của bạn