Sẽ tăng trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết cần làm xét nghiệm gì?

Nghi sốt xuất huyết: Không điều trị tại nhà!

Cẩn trọng với biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng tiếp tục tăng nhanh

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ động, phối hợp và hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý dịch và thực hiện chế độ giám sát, báo cáo theo quy định. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp như vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất. Chính quyền yêu cầu người dân khi có dấu hiệu sốt của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận 51.858 trường hợp mắc tại 54 tỉnh, thành phố, 32 trường hợp tử vong tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (36.521 trường hợp mắc chiếm 70,4%, 29 trường hợp tử vong chiếm 90,6%); 78,9% là trẻ dưới 15 tuổi, 83,3% là nữ. Trung bình mỗi năm Việt Nam ghi nhận từ 50.000 - 100.000 người mắc và gần 100 trường hợp tử vong. Bộ Y tế nhận định, tình hình sốt xuất huyết từ nay đến cuối năm còn nhiều nguy cơ gia tăng vì năm nay lượng mưa lớn, xảy ra trên diện rộng. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận, mỗi năm có khoảng 390 triệu người mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi. Sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Từ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại một số quốc gia và trong khu vực.

Người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh

Khuyến cáo phòng chống dịch sốt xuất huyết:

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; Thay nước bình hoa/bình bông; Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày và tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Đặc biệt, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin