Muỗi vằn là thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết
Sốc sốt xuất huyết: Đừng để con chết vì nhập viện muộn
Có những dấu hiệu này chắc chắn bạn bị sốt xuất huyết
Nhận biết và xử lý sốt xuất huyết cho trẻ
Diệt 1 loại muỗi phòng được 2 loại bệnh nguy hiểm
Mầm mống sốt xuất huyết không đâu xa
Mưa kéo dài, khiến muỗi phát triển nhanh trong khi mẹ chủ quan trong việc diệt muỗi khiến đã khiến nhiều người phải hứng chịu hậu quả do căn bệnh sốt xuất huyết. Chị Nguyễn Anh Thư (Cầu Giấy – Hà Nội) đến giờ vẫn chưa hết hối hận mặc dù con chị đã xuất viện cách đây gần 1 tuần vì sốt xuất huyết.
Chị Thư chia sẻ:“Chỉ một hôm quên mắc màn khi con đi ngủ mà con tôi đã bị muỗi đốt rất nhiều. Những ngày sau đó, tôi chũng chỉ bôi thuốc lên vết muỗi cắn cho đỡ sưng. Ai ngờ, mấy ngày hôm sau con bị sốt 39 độ, lúc đó gia đình mới vội vã đưa con đến viện. Sau khi thăm khám và xét nghiệm thì bác sỹ cho biết bé bị sốt xuất huyết. Tôi rất bất ngờ vì không biết muỗi từ đâu ra, gia đình tôi đã phun thuốc chống muỗi xung quanh nhà từ đầu mùa dịch”.
Trẻ có thể bị sốt xuất huyết từ những tác nhân trong chính căn nhà bạn
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Kim Thư - Phó Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: "Hiện vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chủ quan với dịch sốt xuất huyết. Nhiều người không biết rằng, xung quanh nơi ở vẫn luôn có những nơi rất nhỏ nhưng ứ đọng nước rất dễ là nơi muỗi sinh sôi. Nhiều bậc phụ huynh cũng lầm tưởng rằng, muỗi chỉ sinh sôi nảy nở ở ao hồ, kênh rạch, mà không biết rằng chính lọ hoa tươi, chậu cây cảnh trong nhà cũng là nơi mà muỗi trú ẩn để sinh sản".
Sau khi được bác sỹ chỉ rõ nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết cho bé, chị Thư chia sẻ: "Từ trước đến nay tôi cũng không nghĩ rằng, lọ cắm hoa ở góc nhà mà hàng ngày vẫn thấy lại chính là nơi để muỗi sinh sản. Tôi đã về nhà kiểm tra theo lời bác sỹ, khi đổ nước bên trong ra thì phát hiện rất nhiều loăng quăng trong đó".
Muỗi vằn chỉ sinh sôi ở nước sạch
TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết: "Nhiều người dân hiểu nhầm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sinh nở ở những nơi ao tù, nước đọng, cống rãnh…Bởi vậy, ngay tại chính gia đình nhiều người chủ quan không phòng bệnh. Muỗi vằn có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch, các dụng cụ chứa nước ưa thích của chúng phải kể đến như lọ hoa để trên ban thờ, chậu hoa cây cảnh chứa nước, bể chứa nước mưa và đặc biệt các dụng cụ phế thải xung quang nhà có khả năng chứa nước mưa như: Vỏ đồ hộp, lốp xe, chum vại…)".
Muỗi vằn có thể sinh sản trong những lọ hoa đặt trên bàn thờ
Do không hiểu hết về những đặc tính trên của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều hộ gia đình chủ quan, không dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên mọi vật dụng có thể là nơi khiến muỗi sinh sôi như lọ hoa, bình đựng nước... Đây chính là môi trường để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Làm gì để chống sốt xuất huyết
Để phòng tránh sốt xuất huyết, người dân cần chủ động diệt muỗi. Để phòng tránh muỗi sinh sôi và nảy nở, không chỉ dừng lại ở việc phun thuốc diệt muỗi mà còn cần phải vệ sinh vườn nhà cẩn thận. Những vũng nước quanh nhà cần phải được tháo khô, đặc biệt chú ý cả những bình nước trồng cây cảnh. Hãy đổ nước bình hoa, úp chum lọ không dùng đến, dọn sạch sẽ các dụng cụ có nguy cơ đọng nước ở vườn tược, thả cá vào bình chứa nước, bể cảnh, vệ sinh thường xuyên hoặc đậy kín khay nước thải điều hòa...
Bể chứa nước cần phải được che đậy cẩn thận hoặc thả cá để diệt loăng quăng sinh sản, buông màn trước khi đi ngủ, giặt chăn màn và xử lý bằng nước giặt y tế. Ngoài ra, mỗi tuần các gia đình dành 5 phút dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa để đảm bảo không còn bọ gậy (loăng quăng), không còn sốt xuất huyết.
Trong thời điểm hiện nay, khi người bị sốt cao đột ngột 38 - 40 độ C, nhất là ở trong vùng có người bị sốt xuất huyết, cần đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự chữa bệnh tại nhà, nhất là đối với trường hợp trẻ nhỏ nghi nhiễm sốt xuất huyết.
Bình luận của bạn