Nhận biết và xử lý sốt xuất huyết cho trẻ

Trẻ có những đốm xuất huyết lấm chấm hoặc từng đám ở dưới da

Diệt 1 loại muỗi phòng được 2 loại bệnh nguy hiểm

Dấu hiệu khác biệt giữa sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika

Sốt xuất huyết, nôn ra máu là biến chứng nặng

Xuất hiện nhiều ca sốt xuất huyết nặng ở trẻ lớn

Mùa mưa nồm, mùa hè là mùa sinh trưởng của muỗi, là lúc dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển nhanh chóng nhất. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành.

Biểu hiện của trẻ bị sốt xuất huyết:

- Trẻ sốt cao 39 – 40 độ C kéo dài, liên tục từ 2 – 7 ngày.

- Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.

- Xuất huyết xuất hiện, là những dạng chấm đỏ, đám bầm tím dưới da ở cánh tay, cẳng chân...

- Trẻ bị chảy máu cam, máu chân răng, hoặc nôn, đi ngoài, đi tiểu ra máu…

- Có thể xảy ra nặng hơn, trẻ bị sốc, vật vã, bứt rứt,... thường xuất hiện trong 3 - 6 ngày mắc bệnh. 

Muỗi vằn gây lây nhiễm sốt xuất huyết

Biến chứng có thể xảy ra:

Trẻ sốt xuất huyết nếu không được chuẩn đoán sớm và điều trị đúng có thể bị tử vong do mất máu hoặc do sốt cao không hồi phục được.

Cách xử lý khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết:

- Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao con.

- Cho trẻ uống nhiều nước. Bởi khi sốt, con dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống,… vì

vậy càng nên khuyến khích con uống nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 - 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 - 2.500ml nước trong ngày. Tất cả các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán.

- Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu.

- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ sốt như Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu).

- Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất nếu thấy con có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, kêu đau bụng, bứt rứt, nôn nhiều, xuất huyết

- Nếu nhà xa, cần đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất. Tại đây, trẻ có thể được truyền dịch theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện tuyến sau.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ:

- Buông màn khi con ngủ để tránh muỗi đốt.

- Không cho con chơi ở những nơi môi trường tối tăm, ẩm thấp…

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dùng bình xịt, vợt muỗi, phun thuốc chống muỗi… để diệt muỗi.

- Phát quang bụi rậm, đậy kín các bình, lu đựng nước.

Ngoc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ