Người bị viêm loét đại tràng nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh viêm loét dạ dày

Làm dịu vết viêm loét đại tràng nhờ những loại trà này

Đau bụng dưới dữ dội cảnh báo bệnh nguy hiểm!

7 câu hỏi thường gặp về viêm loét đại tràng

“Thải độc” cho ruột già bằng 8 loại đồ uống tự chế

Nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm loét đại tràng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần lưu ý tới những nhóm thực phẩm sau khi xây dựng thực đơn hàng ngày.

Rau củ quả

Hệ tiêu hóa của bệnh nhân viêm loét đại tràng rất nhạy cảm với hoa quả tươi và rau sống. Tuy nhiên, qua quá trình chế biến (nấu chín, gọt vỏ và bỏ hạt), một số loại rau củ quả trở nên dễ tiêu hóa hơn và là nguồn vitamin cần thiết cho cơ thể. Người bị viêm loét đại tràng cần tránh rau củ giàu chất xơ không hòa tan như ngô, bông cải xanh. Thay vào đó, bạn có thể ăn các loại rau quả giàu chất xơ hòa tan như bí ngô, bí đao, dưa gang. 

Ngũ cốc

Người bị viêm loét đại tràng nên kiêng ngũ cốc nguyên hạt cứng, khó tiêu

Khi gặp triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, người bệnh viêm loét đại tràng nên ăn thực phẩm giàu carbohydrate và ít chất xơ. Bánh mì trắng, mì sợi làm từ bột mì tinh chế dễ tiêu hóa hơn và có thể làm dịu triệu chứng viêm ruột. Bạn cần tránh ăn ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt hạch khô cứng có thể làm tổn thương niêm mạc ruột.

Chế phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có thể gây ra tình trạng khó tiêu, dẫn tới bùng phát các triệu chứng viêm loét đại tràng. Để bổ sung probiotics cho cơ thể, người bệnh nên ăn sữa chua ít béo không đường (low-fat).

Protein

Ức gà bỏ da là thực phẩm thích hợp với bệnh nhân viêm loét đại tràng

Ức gà, cá, thịt nạc là nguồn protein an toàn với người bị viêm loét đại tràng. Khi chế biến và nấu chín thịt, bạn nên hạn chế phương pháp chiên rán, tránh sử dụng gia vị cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Các loại hạt họ đậu là nguồn protein dồi dào nhưng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi. Do đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần tránh ăn hạt họ đậu. Đậu phụ (đậu hũ) non là thực phẩm dễ tiêu hóa và có thể thêm vào chế độ ăn của bạn.

Các món tráng miệng

Đồ ngọt như bánh, kẹo, kem thường chứa nhiều chất béo và đường, gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến đại tràng co thắt, bụng khó tiêu và tiêu chảy. Khi bị viêm đại tràng, bạn nên tránh xa thực phẩm nhiều đường, kể cả đường tự nhiên như xylitol, sorbitol

Đồ uống

Đồ uống có gas, cà phê và rượu bia là “kẻ thù” của những người mắc bệnh đường tiêu hóa. Để bổ sung nước cho cơ thể, bạn chỉ nên sử dụng nước lọc hoặc nước điện giải được bác sỹ khuyên dùng.

Dưới đây là bảng chi tiết những thực phẩm nên ăn và nên tránh dành cho người viêm loét đại tràng:

Người bị viêm loét đại tràng nên chia nhỏ bữa ăn thành khoảng 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Ăn quá no khiến bụng căng tức, tăng áp lực lên hệ tiêu hoá. Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho đại tràng.

Quỳnh Trang H+ (Theo VeryWell Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa