Nước ép lúa mì có thể hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng tốt
Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe
Ăn mầm lúa mì có lợi gì?
Mầm lúa mì bổ dưỡng tới mức nào?
Trong khi kiểm tra gel nha đam (lô gội) và nước ép cỏ lúa mì đối với bệnh viêm loét đại tràng, các nhà nghiên cứu Mỹ thấy rằng không có sự cải thiện đáng kể khi sử dụng gel nha đam, nhưng những phát hiện về cỏ lúa mì lại rất ấn tượng.
Như đã biết, việc tiêu thụ nước ép cỏ lúa mì để điều trị các bệnh đường tiêu hóa và các điều kiện khác đã được các giới nghiên cứu đề xướng đề xuất trong hơn 30 năm nay. Tuy nhiên, cho tới gần đây mới có được đánh giá lâm sàng trong một thử nghiệm đối chứng về lợi ích của nước ép cỏ lúa mì.
Nước ép cỏ lúa mì có vị ngọt, thanh nhẹ và mùi cỏ đặc trưng
Theo đó, trong một nghiên cứu thí điểm, các nhà nghiên cứu cho 10 bệnh nhân viêm loét dạ dày uống 100cc nước ép lúa mì (khoảng 1/3 - 1/2 cốc) mỗi ngày trong khoảng 2 tuần. Kết quả là 8 bệnh nhân đã có những dấu hiệu cải thiện lâm sàng, 1 người không có gì thay đổi và 1 người có những triệu chứng nặng hơn.
Nghiên cứu này không được công bố rộng rãi vì các nhà nghiên cứu còn phải thực hiện thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, giả dược… đế kiểm tra chính xác ảnh hưởng của nước ép lúa mì ở những bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Sau khi thực hiện hàng loạt thử nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng nước ép lúa mì có liên quan đến việc giảm hoạt động của bệnh và mức độ nghiêm trọng của chảy máu đại tràng. 90% bệnh nhân tiêu thụ nước ép lúa mì đều có các triệu chứng được cải thiện và không ghi nhận trường hợp nào bị bệnh nặng hơn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nước ép lúa mì có thể hiệu quả và an toàn như là trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng.
Bình luận của bạn