- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Trẻ bị táo bón gặp đau đớn khi đi tiêu
Trẻ 6 tuổi bị táo bón có nên cho uống thuốc nhuận tràng?
Ngừa ung thư và chống lão hóa nhờ thanh long
Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện gì?
Táo bón khi mang thai: Cẩn thận mất con!
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Trước tiên, tôi phải đề nghị bạn đưa con đi khám và nói chuyện với các bác sỹ nhi khoa trước khi tiếp tục cho con trai bạn sử dụng sữa magne. Thông thường, trẻ khỏe mạnh sẽ đi tiêu mỗi ngày mà không cần phải gắng sức. Đây là một quá trình tự nhiên, trừ khi trẻ bị mắc rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón.
Trẻ trong độ tuổi con của bạn nếu không muốn đi vệ sinh chỉ có thể là do táo bón hoặc quá mải chơi. Chúng cố nín nhịn để tiếp tục trò chơi đang chơi dở. Khi đó, não sẽ gửi tín hiệu về ruột già tái hấp thu nước và tạo phân cứng và khô, gây đau đớn khi đi tiêu.
Trong điều trị táo bón, chỉ khi nào bạn bó tay, hãy dùng thuốc mà không nên lạm dụng. Điều bạn càn làm là thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh của trẻ:
- Cho con ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn, chẳng hạn như đậu, bông cải xanh, cà rốt, ngũ cốc và trái cây tươi.
- Giảm thiểu các loại thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, pho mát và sữa.
- Cho con uống nước ép mận.
- Uống 4 - 6 cốc nước lớn mỗi ngày.
- Thường xuyên vận động và tập thể dục
- Thời điểm tốt nhất đi vệ sinh là sau bữa ăn. Cho con vào nhà vệ sinh ngồi 10 phút/ ngày cho dù trẻ muốn đi hay không.
Những loại thuốc không theo toa, trong đó có thuốc trị táo bón thường có ít tác dụng phụ không đáng kể. Tuy nhiên, để an toàn nhất cho con, tốt nhất bạn không nên dùng thuốc (trừ khi thực sự cần đến) và hãy sử dụng các biện pháp ở trên.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Tiêu Bắc H+ (Theo Askdoctork)
Bình luận của bạn