Ung thư phổi: Những nguyên nhân không ngờ


“Sát thủ” dưới sàn nhà: Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ ước tính tỷ lệ các ngôi nhà chứa khí radon là 1/15. Ở đó, radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường và có trong sỏi, đá. Nó có thể làm tổn hại và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Điều này lý giải tại sao những người làm việc trong hầm mỏ thường mắc các bệnh ở bộ phận này. Khí radon là một khí trơ được sản sinh ra trong quá trình phân rã tự nhiên của uranium.


Ước tính trên thế giới khoảng 12% ca tử vong ung thư phổi có liên quan đến khí radon. Ở Mỹ, mỗi năm có 15.000 đến 20.000 người chết do tiếp xúc với amiăng, hút thuốc lá và hít phải radon. Ở các ngôi nhà, loại khí này có thể đi lên từ đất và đi vào nhà thông qua các lỗ hổng ở dưới sàn, đường ống, cống rãnh… Dù là một khí không mùi nhưng nó có thể được phát hiện dễ dàng bằng dụng cụ xét nghiệm đơn giản.


Khuynh hướng gia đình: Phần lớn những ca ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc nhưng điều này không đồng nghĩa rằng tất cả người sử dụng thuốc lá đều mắc bệnh. Bên cạnh nó còn nhiều yếu tố khác như tính nhạy cảm trong di truyền cá nhân.


Thuốc lá:Nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư phổi có nguy cơ xảy ra cao hơn đối với cả người thân của những người có hút hay không hút thuốc lá nhưng từng được chẩn đoán ung thư phổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm sắc thể số 6 nằm trên cánh tay có thể chứa một gen nhạy cảm. Chính cấu trúc gen này quyết định đến sự “nhạy” của việc mắc ung thư phổi.


Bệnh phổi: sự “góp sức” của các bệnh phổi làm tăng nguy cơ mắc ung thư lên 4-6 lần. Ngay cả khi loại trừ các nguyên nhân do hút thuốc lá gây ra, nếu từng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease (COPD), phần lớn bệnh xuất hiện do hút thuốc lá, nhưng một số nhỏ do nguyên nhân khác như hít phải độc tố hay bụihóa học, ô nhiễm) thì bạn cũng nên đề phòng ung thư phổi có thể ghé thăm.


Đã từng điều trị ung thư phổi: dù đã từng được chữa khỏi bệnh nhưng khả năng tái phát của những bệnh nhân này rất cao. Những người từng thoát khỏi lưỡi hái tử thần của căn bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLCs) có nguy cơ tái bệnh là 1 – 2%, đối với người từng mắc ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLCs) thì tỷ lệ là 6%.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư