- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
Bệnh vẩy nến da đầu là một trong nhóm bệnh vẩy trên da thường gặp
Hắc lào - Cần điều trị ngay, tránh lây lan
Những bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa hè
Bệnh ngoài da: Nhận biết sớm - xử lý dễ
Bệnh vẩy nến: Nên và không nên ăn gì?
Không chỉ có biểu hiện chung, các bệnh này cơ bản có chung cơ chế bệnh sinh: Liên quan tới rối loạn đáp ứng miễn dịch biểu hiện trên da ở nhiều mức độ và có liên quan đến yếu tố di truyền.
- Vẩy nến: Là tổn thương các mảng da tập hợp thành từng mảng, có màu trắng hoặc hồng, gây ngứa và bong tróc tạo thành các mảng sáp trông như nến. Ở chuyên khoa sâu, vẩy nến được chia thành các thể: Vẩy nến thể đỏ da toàn thân, thể khớp, thể mảng, thể mủ, thể đảo ngược…
- Chàm (eczema): Còn gọi là viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, biểu hiện đặc trưng là sưng, viêm do xuất tiết dưới da, đau rát, đỏ, ngứa ngáy khó chịu, không sốt.
- Á sừng (viêm da cơ địa mùa đông): Thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân. Bên cạnh đặc điểm bong tróc, chúng còn còn làm da căng, nứt nẻ, rất đau rát, thậm chí chảy máu. Bệnh thường gặp vào mùa khô (mùa thu, đông ở miền Bắc).
- Vẩy phấn trắng: Ít gặp, đặc trưng bởi các đám vẩy da có màu trắng, cạo ra chúng thành dạng bột như phấn.
- Vẩy phấn hồng: Đám vẩy màu hồng, thường hình bầu dục, ngứa thường gặp ở ngực, bụng, lưng. Bên cạnh yếu tố tự miễn, vẩy phấn hồng còn có thể do một số chủng virus herpes nhưng chưa có bằng chứng chứng minh bệnh có thể lây lan.
Ngứa là biểu hiện đặc trưng của các bệnh vẩy da
- Vẩy cá: Đặc trưng bởi da khô, các mảng vẩy hình góc cạnh, cứng, ngứa, thường xuất hiện ở thân mình.
Theo TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, đối với nhóm bệnh này, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ giúp cho bệnh nhân:
- Được điều trị đúng bệnh và kịp thời để bệnh không nặng lên, giúp cho việc khống chế bệnh không cần thuốc điều trị.
- Điều trị sớm giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí.
- Điều trị sớm giúp người bệnh hiểu được bệnh của mình giúp người bệnh biết cách sống chung và biết cách quen dần với bệnh vì bệnh là mạn tính suốt đời.
- Cung cấp cho người bệnh kiến thức đúng, tránh điều trị sai gây bệnh nặng thêm. Các bác sỹ da liễu có câu nói về các bệnh da có vẩy: “Thà không điều trị còn hơn điều trị sai”. Bởi điều trị sai làm bệnh nặng thêm và rất khó để kiểm soát.
- Sử dụng các kem dược liệu thiên nhiên, an toàn khi bôi ngoài da. Tiêu biểu trong số đó là các loại kem có thành phần chính chiết xuất từ chitosan (tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua…) kết hợp với cao ba chạc, cao lá sòi, cao phá cố chỉ… đều là các thành phần an toàn, có ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch vẩy, giảm ngứa, sưng đỏ, cải thiện các bệnh ngoài da có vẩy, phòng ngừa tái phát...
Khánh Hạ (H+)
Bình luận của bạn