Những bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa hè

Các bệnh về da thường khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu

Dexpanthenol bôi ngoài da có an toàn cho trẻ?

Những bệnh ngoài da thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh ngoài da: Nhận biết sớm - xử lý dễ

Hắc lào: Bệnh ngoài da chớ nên xem nhẹ

Người bị nhẹ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bị nặng có thể dẫn đến biến chứng, phải điều trị lâu dài. Các bệnh ngoài da thường “tấn công” khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp nhất trong mùa hè:

1. Viêm da do vi khuẩn

Thường gặp là các đốm mụn mủ (chốc, nhọt…) với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Quanh mụn có quầng da đỏ, đau nhức, sưng tấy. Diễn biến nặng có thể có biểu hiện sốt toàn thân, mệt mỏi.

Cách xử lý: Bôi thuốc ngoài da trong trường hợp viêm nhẹ. Trường hợp nặng cần có sự hướng dẫn của bác sỹ để điều trị.

2. Viêm tuyến mồ hôi

Do mồ hôi tiết ra nhiều, không được lau khô kịp thời dẫn đến viêm da. Biểu hiện là các mụn nước, mụn sần nhỏ, đỏ (mụn rôm), các vết đỏ da thành mảng ở lưng, ngực, cổ gây ngứa, rát.

Cách phòng tránh: Mặc đồ mát, thoáng, dễ thấm mồ hôi và thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

3. Nấm da

Mùa hè không chỉ nắng nóng mà còn mưa nhiều, vì vậy nên bạn dễ bị nhiễm các bệnh nấm da như nước ăn chân, tay, lang ben, nấm bẹn. Nấm da có thể lây lan và dễ tái phát nếu không được chữa khỏi hoàn toàn.

Cách phòng ngừa: Không mặc đồ ẩm hoặc đồ quá chật, chọn mặc các loại vải thông thoáng dễ thoát mồ hôi; Vệ sinh da sạch sẽ sau khi vận động, khi ra nhiều mồ hôi; Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.

4. Bệnh vẩy nến 

Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Nguyên nhân của vẩy nến hiện nay được chứng minh có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Vì vậy, các thuốc điều chỉnh miễn dịch chọn lọc với độc tính ít hơn được xem như một thế hệ trị liệu mới trong việc kiểm soát và điều trị vẩy nến.

Cách xử lý: Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu là ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì; Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1; Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1. Song song với dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, bệnh nhân vẩy nến nên kết hợp bổ sung thực phẩm chức năng có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng của các bệnh tự miễn chứa thành phần chính từ cây sói rừng, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như bạch thược, nhũ hương, thổ phục linh… giúp chống tự miễn, chống viêm, giảm đau rát, phục hồi, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế đặc hiệu, chỉ tác dộng tới các tế bào miễn dịch bất thường, từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng các bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến. Bệnh nhân nên dùng kiên trì, đủ và đúng liều để đạt kết quả tốt nhất.

Đông Nhân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu