Ung thư vòm mũi họng thường được phát hiện trễ do sự thiếu hiểu biết (Ảnh minh họa)
Ung thư vòm mũi họng ở người trẻ: Chuyện ít ai ngờ
Ung thư vòm mũi họng: Có thể tránh, nếu...
Bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đang trẻ hóa
Ung thư vòm mũi họng: Hiểu đúng để phòng ngừa
4 bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ
Dù khẳng định bệnh nhân ung thư vòm mũi họng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ khỏi bệnh (sau 5 năm bệnh không tái phát), thế nhưng trên thực tế hơn 90% bệnh nhân đến bệnh viện khám khi đã trễ hoặc quá trễ.
TS. Trọng Minh chia sẻ, nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh trễ do sự quan tâm và hiểu biết của người dân về bệnh lý này chưa cao. Ngay cả khi người bệnh đi khám bệnh thì không phải lúc nào cũng được chẩn đoán đúng bệnh mà lại chẩn đoán nhầm sang một bệnh khác.
Hơn nữa, vị trí mà khối u xuất phát ở trong nơi sâu nhất của hốc mũi, nằm sát các tổ chức quan trọng như sàn sọ, não, những động mạch và thần kinh lớn nên rất nguy hiểm nhưng lại khó được phát hiện sớm, đặc biệt ở những cơ sở y tế không có phương tiện nội soi.
Theo TS. Trong Minh, sở dĩ đây là căn bệnh nguy hiểm vì triệu chứng lúc ban đầu của bệnh thường khiến bệnh nhân không để ý và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang. Người bệnh có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua. Các triệu chứng thường xảy ra ở một bên. Đôi khi có xuất hiện hạch cổ ngay từ đầu, hạch nhỏ không đau. Sau 6 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, lúc này diễn tiến bệnh đã nặng, khối u xâm lấn đến các tổ chức kế cận hoặc có thể di căn sang mũi, tai, mắt…
Xạ trị vẫn giữ vai trò chủ đạo trong điều trị loại ung thư này, đặc biệt khi bệnh nhân được phát hiện sớm xạ trị sẽ đem lại hiệu quả cao, có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Do vậy, việc được phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này là rất cần thiết.
Phương tiện nội soi đặc biệt quan trọng trong tầm soát ung thư các vùng tai mũi họng, còn sinh thiết kết hợp với giải phẫu bệnh có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán và giúp bệnh nhân được điều trị sớm bằng xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp giữa xạ trị và hóa trị. Tuy nhiên, ngay cả những trường hợp phát hiện sớm, điều trị khỏi bệnh vẫn cần tái khám định kỳ để phát hiện những trường hợp tái phát.
BS. Trọng Minh cho biết, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tầm soát ung thư tai mũi họng, người bệnh cần điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng; Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh: Không hút thuốc lá, ăn mặn và hạn chế uống rượu. Khi thấy có các biểu hiện như nhức đầu, xì mũi máu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi vòm để được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Bình luận của bạn