Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan thành dịch

Trẻ bị sốt, mọc mụn nước do đâu?

3 cách vệ sinh sai khiến dễ mắc cúm, tay chân miệng

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng liên tục

Không mớm thức ăn cho trẻ để phòng bệnh tay chân miệng

Ai có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. 

Không nên nhẫm lẫn bệnh tay chân miệng với bệnh lở mồm long móng. Bệnh lở mồm long móng  do một loại virus khác gây ra và ảnh hưởng đến các loại gia súc, bò và lợn.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh tay chân miệng có biểu hiện khác nhau ở từng trẻ. Có trẻ không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban.

Trẻ bị tay chân miệng sau 2 – 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 – 39 độ C, kém ăn, mệt mỏi, đau họng. Sau 1 – 2 ngày, trẻ mọc mụn nước ở miệng, tay, chân, đôi khi có ở mông. Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.

Trẻ bị tay chân miệng thường bị nổi mụn nươc ở chân, tay, miệng

Chữa trị thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virus gây bệnh tay chân miệng, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp. 

- Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không thì cha mẹ có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ có thể dùng paracetamol hạ sốt giảm đau; Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen... và niêm mạc như zytee, kamistad... cho các vết loét. Nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao, li bì, nôn... để đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nếu trẻ đang đi học, ngoài địa phương, cha mẹ còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời, thậm chí cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Đưa trẻ bị tay chân miệng đến cơ sở y tế nếu trẻ bị sốt cao

Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ yêu cầu của bác sỹ. Nếu bác sỹ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sỹ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Khi trẻ bị tay chân miệng, mẹ tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp là kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ, châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Không tự ý dùng kháng sinh?

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh tay chân miệng là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh tay chân miệng do virus nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc điều trị.

Phòng ngừa dễ?

Vì chưa có vaccine phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Sở dĩ trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh tay chân miệng là do hệ miễn dịch của trẻ yếu. Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Theo đó, cha mẹ hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp cho hệ miễn dịch của trẻ. Đừng quên tham khảo thêm ý kiến tham vấn trực tiếp của chuyên gia y tế trước khi quyết định.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm