Lạm dụng thuốc kháng sinh gây hại thế nào?

Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể gây nguy hiểm

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị đợt cấp COPD

Dư lượng kháng sinh trong nước: Mối đe dọa với sức khỏe

Tại sao không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cúm?

Trẻ bị sởi có nên dùng kháng sinh?

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Những vi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng trong ruột, đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch được gọi là hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng trong ruột và "quét sạch" một tỷ lệ đáng kể các vi khuẩn này, dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.

Tiêu chảy

Nhiều người thường sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cảm lạnh thông thường hoặc cúm ở trẻ em và người lớn. Điều này thường dẫn đến một số tác dụng phụ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng kháng sinh thường xuyên để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (như ho, cảm lạnh...) dễ bị nhiễm các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh được gọi là C. diff (Clostridium Difficile).

C. diff được tìm thấy trong ruột người và có thể gây tiêu chảy nặng. Vi khuẩn này đã dẫn đến hàng ngàn ca tử vong ở trẻ em và người lớn mỗi năm. Các tác dụng phụ đe dọa tính mạng có thể xảy ra như sốc phản vệ, hội chứng Steven Johnson (dị ứng thuốc nặng), nhiễm độc gan, thận và rối loạn nhịp tim.

Nhiễm nấm

Kháng sinh có thể tiêu diệt cả hại và lợi khuẩn

Kháng sinh có thể tiêu diệt cả hại và lợi khuẩn

Mặc dù thuốc kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng thường tiêu diệt cả những vi khuẩn có khả năng bảo vệ con người khỏi nhiễm nấm - lợi khuẩn. Do đó, những người sử dụng thuốc kháng sinh thường dễ bị nhiễm nấm ở một số bộ phận trên cơ thể, như miệng, cổ họng và âm đạo.

Tương tác thuốc

Thuốc kháng sinh đôi khi cũng tương tác với các loại thuốc khác và làm cho chúng kém hiệu quả hơn đối với bệnh. Sự kết hợp này cũng có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của các thuốc. Một số loại kháng sinh ảnh hưởng đến men gan, điều này có thể làm tăng hoặc giảm hiệu lực của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc chống động kinh và thuốc kết hợp.

Kháng thuốc kháng sinh

Khi liên tục sử dụng thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ cố gắng thay đổi cấu trúc hoặc giải phóng một số enzyme để tồn tại trong cơ thể. Do đó, thuốc kháng sinh mạnh hơn so với thuốc kháng sinh trước đây sẽ được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân. Thuốc kháng sinh bệnh nhân đã sử dụng trước đây để điều trị thương hàn, sốt và nhiễm trùng đường hô hấp sẽ không còn hiệu quả để điều trị khi bệnh lặp lại dù cùng một loại thuốc.

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc kháng sinh?

Không sử dụng kháng sinh vô tội vạ

Không sử dụng kháng sinh vô tội vạ

Không tự ý dùng kháng sinh

Sử dụng đúng liều lượng quy định có thể mang lại hiệu quả tốt hơn. Bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo điều trị đúng cách, tránh tự dùng thuốc.

Không phải bệnh nào cũng dùng được kháng sinh

Các bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh, như cảm lạnh nhẹ, ho hoặc sốt trong 1-2 ngày. Chỉ điều trị bằng kháng sinh khi thực sự cần thiết. Thuốc kháng sinh có thể không cần thiết khi bị tiêu chảy nhẹ, đau dạ dày và phân lỏng mức độ nhẹ, trừ khi các triệu chứng trở nên phức tạp do nhiễm vi khuẩn. Sốt xuất huyết cũng là một bệnh nhiễm virus không cần dùng kháng sinh. Chỉ các phương pháp điều trị triệu chứng mới cần xem xép sử dụng.

Đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân

Để giảm tác hại của thuốc kháng sinh, mọi người, đặc biệt là những người dễ bị nhiễm trùng, như người già, bệnh nhân đái tháo đường bị ức chế miễn dịch, nên tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang, vệ sinh tay đúng cách và sử dụng nước rửa tay phù hợp. Ngoài ra, tiêm chủng cũng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.

 
Nguyễn Thanh (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng