Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền trên toàn quốc - Ảnh: MOH.
Ưu thế của y học cổ truyền trong điều trị trầm cảm
Lần đầu tiên WHO tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Y học cổ truyền
Đắk Nông: Tiềm năng phát triển vùng dược liệu, khám chữa bệnh y học cổ truyền
WHO thành lập Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu tại Ấn Độ
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, vừa diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP.HCM.
Sự kiện do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, diễn ra từ ngày 21 đến 23/11.
Hội chợ thu hút sự tham gia của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, cùng các đơn vị cung cấp thiết bị chăm sóc sức khỏe và y tế thông minh, với tổng cộng 425 gian hàng.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhận định, hội chợ năm nay tạo điều kiện xúc tiến thương mại quan trọng, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh dược liệu; cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu; các bệnh viện y học cổ truyền; gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tăng cường kết nối giao thương... góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đây cũng là cơ hội để phát triển thị trường các sản phẩm dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu; khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm từ dược liệu có chất lượng cao.
Hội chợ không chỉ là nơi trưng bày và giới thiệu sản phẩm, mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển ngành dược liệu và y dược cổ truyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, hội chợ cũng là điểm mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền tin cậy phục vụ nhu cầu mua sắm, chăm sóc sức khỏe của nhân dân TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
BS.CKII Đỗ Tân Khoa - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM - cho biết, ngành y học cổ truyền của TP.HCM cũng như cả nước có bước tiến lớn trong nâng cao năng lực khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ và độ hài lòng của người bệnh.
Tại TP.HCM, phát triển y dược học cổ truyền theo hướng chuyên sâu là định hướng đúng đắn, góp phần đưa TP.HCM trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên sâu của khu vực ASEAN, phục vụ du lịch y tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Sau lễ khai mạc sẽ có các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên ngành về lĩnh vực Y học cổ truyền: Ứng dụng các thành tựu Y học cổ truyền trong điều trị, chăm sóc sức khỏe; phát triển dược liệu Việt Nam thời ký 4.0; phát triển vùng trồng dược liệu, sản phẩm từ dược liệu vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các hội nghị giao thương và giới thiệu sản phẩm…
Ngoài ra, Hội chợ sẽ có hoạt động tư vấn, khám thiện nguyện bằng phương pháp Y học cổ truyền: Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền sẽ phối hợp với Bệnh viện Y Dược cổ truyền TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 tổ chức hoạt động tư vấn, khám bệnh bằng Y học Cổ truyền cho các cựu chiến binh, người cao tuổi, người dân, khách tham quan...
Bình luận của bạn