CDC cảnh báo về tình trạng gia tăng các trường hợp nhiễm vi khuẩn Shigella đa kháng thuốc ở Mỹ - Ảnh: BBC News.
7 loại vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm và cách phòng tránh
Vi khuẩn Salmonella là gì và phải làm sao để phòng ngừa?
Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người"
CDC: Bệnh sởi nguy cơ trở thành mối đe dọa toàn cầu mới do COVID-19
CDC Mỹ: Vaccine vẫn có tác dụng trước biến thể Delta
Tiêu chảy do vi khuẩn Shigella còn được gọi là Shigellosis. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính, thường gây tiêu chảy có thể ra máu và cũng có thể dẫn đến sốt, đau quặn bụng và mót rặn…; là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiêu chảy do vi khuẩn mắc phải trong nước và do du lịch (bệnh tiêu chảy du lịch).
Trong vài năm qua, CDC cho biết có dấu hiệu cho thấy tỷ lệ phần trăm các trường hợp vi khuẩn Shigella kháng lại nhiều loại kháng sinh đã bắt đầu tăng mạnh trên khắp nước Mỹ. Những chủng này cũng có thể lan truyền gene kháng thuốc của chúng sang các loại vi khuẩn dạ dày khác.
Các phân tích về những vi khuẩn này, được đặt tên là XDR Shigella, đã cho thấy khả năng kháng tất cả các phương pháp điều trị bằng kháng sinh hàng đầu thường được khuyến nghị đối với vi khuẩn: Azithromycin, ciprofloxacin, ceftriaxone, trimethoprim-sulfamethoxazole và ampicillin.
Theo CDC, nhiễm trùng Shigella rất dễ lây lan, chỉ cần một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể khiến ai đó bị bệnh. Những người bị nhiễm Shigella có thể lây bệnh cho người khác thậm chí vài tuần sau khi hết tiêu chảy. Các triệu chứng của bệnh Shigellosis thường xuất hiện trong 1-2 ngày và có thể kéo dài đến một tuần.
Vi khuẩn Shigella lây truyền qua đường miệng, phân trực tiếp qua tiếp xúc giữa người với người bao gồm: Quan hệ tình dục và gián tiếp qua thực phẩm, nước bị ô nhiễm và các đường khác.
Các báo cáo cho thấy, vi khuẩn Shigella chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ 1 - 4 tuổi ở Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, CDC báo cáo rằng họ đã quan sát thấy sự gia tăng các ca nhiễm Shigella kháng kháng sinh trong quần thể người trưởng thành, đặc biệt là nam quan hệ tình dục đồng giới, người vô gia cư, khách du lịch quốc tế và những người sống chung với HIV. Ngoài ra, vi khuẩn Shigella khi lây nhiễm ở trẻ em cho đến nay hầu hết đều có mức độ kháng thuốc kháng sinh cao.
Theo CBS News, nhiều trường hợp bị Tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn shigella giải quyết bằng cách nghỉ ngơi và bù nước. Nhưng các trường hợp nghiêm trọng hơn hiện chưa có khuyến nghị về phương pháp điều trị nên có thể dẫn đến nhập viện và tử vong. Vi khuẩn này được ước tính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới.
Cảnh báo CDC được đưa ra sau cảnh báo năm 2015 của cơ quan này về vi khuẩn Shigella đa kháng thuốc lần đầu tiên bắt đầu lan sang Mỹ từ những người Mỹ đã đi du lịch nước ngoài. Báo cáo cho thấy, tỷ lệ nhiễm chủng kháng thuốc của Shigella đang tăng từ 1% vào năm 2019 lên 5% năm 2022 với khoảng 450.000 ca nhiễm/năm ở Mỹ.
CDC khuyến cáo những người đã được chẩn đoán nhiễm Shigella nên thường xuyên rửa tay trước khi chế biến thức phẩm, đồ uống, sau khi thay tã hoặc chăm sóc người khác và không quan hệ tình dục để hạn chế việc lây lan trong cộng đồng.
Bình luận của bạn