Health+ xin trả lời chị Hồng Liên như sau:
Loãng xương được định nghĩa là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, kèm tổn hai đến vi cấu trúc của tổ chức xương làm giảm độ chắc của xương, gây nguy cơ gẫy xương. Như vậy, khi một người bị loãng xuờng thì cả “chất” v à “lượng” của hệ thống xương đều bị suy giảm.
Loãng xương được phân thành 2 loại: loãng xương nguyên phát – là loãng xương mà không tìm thấy căn nguyên nàp khác ngoài tuổi tác hoặc sau tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Loãng xương nguyên phát có thể do sự lão hóa của tạo cốt bào là tế bào tạo xương, từ dó gây nên thiểu sản xương; loãng xương thứ phát – là loãng xương tìm thấy nguyên nhân do các bệnh lý như cường cận giáp, cường tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, các dị dạng cột sống, ung thư xương, đay tủy xương hoặc các bệnh lý dạ dày ruột gây nên rối loạn hấp thu, hoặc do sử dụng một số loại thuốc có chứa corticoid, herparin… kéo dài, hoặc do giảm nội tiết tố sinh dục do cắt buồng trứng hoặc do dung thuốc ức chế… Ngoài ra, phải kể đến những yếu tố nguy cơ loãng xương như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền, tiền sử gia đình có bố mẹ bị loãng xương, thể chất, lối sống tĩnh tại, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dinh dưỡng kém, ăn thiếu chất calci, vitamin D, C…
Bệnh loãng xương thường biểu hiện kín đáo, tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Một số trường hợp sau khi có biểu hiện gãy xương tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ mới phát hiện ra. Gãy xương ở xương ngoại vi thường gặp ở tay, chân nhất là gãy đầu xương quay ở cổ tay hoặc gãy cổ xương đùi. Ở cột sống, gãy xương biểu hiện bởi lún xẹp đốt sống có thể dẫn đến đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, kèm hay không kèm triệu chứng chèn ép thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa.
Các thăm dò cận lâm sàng cần làm bao gồm chụp Xquang có thể thấy mất chất khoáng ở xương, biểu hiện bởi hình ảnh tăng thấu quang, kèm hoặc không kèm gãy xương. Trên phim Xquang chụp cột sống còn thấy các biến dạng lún xẹp đốt sống, đốt sống hình thấu kính… Tuy nhiên, khi có biểu hiện loãng xương trên phim chụp Xquang thì thường là biểu hiện muộn, khối lượng xương đã giảm ít nhất 30%. Biện pháp chính xác nhất và sớm nhất để chẩn đoán loãng xương theo Tổ chức Y tế Thế giới là đo bằng máy hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptionmetry – DEXA). Đây chính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. Còn các biện pháp chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ ít được áp dụng do đắt. Siêu âm đo mật độ xương chỉ khuyến cáo khi khám sàng lọc trên cộng đồng, sau đó muốn kết luận loãng xương phải đo bằng phương pháp DEXA. Hiện nay, có nhiều nơi dung phương pháp siêu âm đo ở cổ chân, cổ tay, sau đó kết luanaj loãng xương ngay là chưa thực sự chuẩn xác. Các xét nghiệm máu như hội chứng viêm, xét nghiệm calci, phosphor… thường bình thường trừ trường hợp loãng xương thứ phát có thể thay đổi.
Hiện nay, dự phòng loãng xương là rất quan trọng vì chi phí thấp hơn rất nhiều so với điều trị bệnh loãng xương cũng như các biến chứng của bệnh. Việc dự phòng loãng xương cần được đặt ra ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo đủ calci, vitamin D và các yếu tố vi lượng. Rèn luyện thể lực thường xuyên đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, làm tăng mật độ xương và làm giảm sự mất xương. Cần bỏ các thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ gãy xương như hút thuốc lá, uống rượu (nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ sử dụng cá chất này nhiều làm tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi).
Với người cao tuổi cần chú ý tới nguy cơ ngã do mắt kém, hệ xương khớp không còn hoạt động tốt như người trẻ. Dự phòng loãng xương cần được chú ý đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh khớp mãn tính, bệnh bộ máy vận động gây cản trở các hoạt động, sinh hoạt bình thường hoặc các bệnh có sử dụng các thuốc có gluco corticoid kéo dài như viêm khớp dạng thấp, hen phế quản… Ở phụ nữ mãn kinh do có nguy cơ mất xương cao, ngoài bổ sung calci, vitamin D thì cần lưu ý đến liệu pháp thay thế hormone dự phòng nếu không có chống chỉ định.
Các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương có thể tóm lược cụ thể như sau: một là điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân đối, như có đủ calci (khoảng 1.000mg mỗi ngày) và đủ đạm (protein, đạm thực vật). Hai là thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như Tai-chi, yoga, bơi lội, khiêu vũ cổ điển, đi bộ… Ba là cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, không khói thuốc, hạn chế rượu bia.
Có nhiều nguồn calci trong cua, cá, tôm; trong các loại rau quả như rau cải xanh, rau muốn, hoa lơ xanh, cải bó xôi. Các loại sữa như sữa đậu nành… Tất cả các nguồn này đều có thể cung cấp một lượng calci cần thiết tối thiểu. Một ly sữa đậu nành mỗi ngày chứa khoảng 175mg calci.
Cuối cùng, loãng xương là một bệnh, để khẳng định có bệnh hay không cần có kết luận của bác sỹ chuyên khoa, căn cứ vào xét nghiệm và có bác sỹ chỉ định biện pháp chữa trị hợp lý.
Loãng xương được định nghĩa là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương, kèm tổn hai đến vi cấu trúc của tổ chức xương làm giảm độ chắc của xương, gây nguy cơ gẫy xương. Như vậy, khi một người bị loãng xuờng thì cả “chất” v à “lượng” của hệ thống xương đều bị suy giảm.
Loãng xương được phân thành 2 loại: loãng xương nguyên phát – là loãng xương mà không tìm thấy căn nguyên nàp khác ngoài tuổi tác hoặc sau tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Loãng xương nguyên phát có thể do sự lão hóa của tạo cốt bào là tế bào tạo xương, từ dó gây nên thiểu sản xương; loãng xương thứ phát – là loãng xương tìm thấy nguyên nhân do các bệnh lý như cường cận giáp, cường tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, các dị dạng cột sống, ung thư xương, đay tủy xương hoặc các bệnh lý dạ dày ruột gây nên rối loạn hấp thu, hoặc do sử dụng một số loại thuốc có chứa corticoid, herparin… kéo dài, hoặc do giảm nội tiết tố sinh dục do cắt buồng trứng hoặc do dung thuốc ức chế… Ngoài ra, phải kể đến những yếu tố nguy cơ loãng xương như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền, tiền sử gia đình có bố mẹ bị loãng xương, thể chất, lối sống tĩnh tại, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dinh dưỡng kém, ăn thiếu chất calci, vitamin D, C…
Bệnh loãng xương thường biểu hiện kín đáo, tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Một số trường hợp sau khi có biểu hiện gãy xương tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ mới phát hiện ra. Gãy xương ở xương ngoại vi thường gặp ở tay, chân nhất là gãy đầu xương quay ở cổ tay hoặc gãy cổ xương đùi. Ở cột sống, gãy xương biểu hiện bởi lún xẹp đốt sống có thể dẫn đến đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, kèm hay không kèm triệu chứng chèn ép thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa.
Các thăm dò cận lâm sàng cần làm bao gồm chụp Xquang có thể thấy mất chất khoáng ở xương, biểu hiện bởi hình ảnh tăng thấu quang, kèm hoặc không kèm gãy xương. Trên phim Xquang chụp cột sống còn thấy các biến dạng lún xẹp đốt sống, đốt sống hình thấu kính… Tuy nhiên, khi có biểu hiện loãng xương trên phim chụp Xquang thì thường là biểu hiện muộn, khối lượng xương đã giảm ít nhất 30%. Biện pháp chính xác nhất và sớm nhất để chẩn đoán loãng xương theo Tổ chức Y tế Thế giới là đo bằng máy hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptionmetry – DEXA). Đây chính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. Còn các biện pháp chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ ít được áp dụng do đắt. Siêu âm đo mật độ xương chỉ khuyến cáo khi khám sàng lọc trên cộng đồng, sau đó muốn kết luận loãng xương phải đo bằng phương pháp DEXA. Hiện nay, có nhiều nơi dung phương pháp siêu âm đo ở cổ chân, cổ tay, sau đó kết luanaj loãng xương ngay là chưa thực sự chuẩn xác. Các xét nghiệm máu như hội chứng viêm, xét nghiệm calci, phosphor… thường bình thường trừ trường hợp loãng xương thứ phát có thể thay đổi.
Hiện nay, dự phòng loãng xương là rất quan trọng vì chi phí thấp hơn rất nhiều so với điều trị bệnh loãng xương cũng như các biến chứng của bệnh. Việc dự phòng loãng xương cần được đặt ra ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo đủ calci, vitamin D và các yếu tố vi lượng. Rèn luyện thể lực thường xuyên đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, làm tăng mật độ xương và làm giảm sự mất xương. Cần bỏ các thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ gãy xương như hút thuốc lá, uống rượu (nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ sử dụng cá chất này nhiều làm tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi).
Với người cao tuổi cần chú ý tới nguy cơ ngã do mắt kém, hệ xương khớp không còn hoạt động tốt như người trẻ. Dự phòng loãng xương cần được chú ý đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh khớp mãn tính, bệnh bộ máy vận động gây cản trở các hoạt động, sinh hoạt bình thường hoặc các bệnh có sử dụng các thuốc có gluco corticoid kéo dài như viêm khớp dạng thấp, hen phế quản… Ở phụ nữ mãn kinh do có nguy cơ mất xương cao, ngoài bổ sung calci, vitamin D thì cần lưu ý đến liệu pháp thay thế hormone dự phòng nếu không có chống chỉ định.
Các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương có thể tóm lược cụ thể như sau: một là điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân đối, như có đủ calci (khoảng 1.000mg mỗi ngày) và đủ đạm (protein, đạm thực vật). Hai là thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như Tai-chi, yoga, bơi lội, khiêu vũ cổ điển, đi bộ… Ba là cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh, không khói thuốc, hạn chế rượu bia.
Có nhiều nguồn calci trong cua, cá, tôm; trong các loại rau quả như rau cải xanh, rau muốn, hoa lơ xanh, cải bó xôi. Các loại sữa như sữa đậu nành… Tất cả các nguồn này đều có thể cung cấp một lượng calci cần thiết tối thiểu. Một ly sữa đậu nành mỗi ngày chứa khoảng 175mg calci.
Cuối cùng, loãng xương là một bệnh, để khẳng định có bệnh hay không cần có kết luận của bác sỹ chuyên khoa, căn cứ vào xét nghiệm và có bác sỹ chỉ định biện pháp chữa trị hợp lý.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị
Bình luận của bạn