- Chuyên đề:
- Viêm thanh quản
Viêm thanh quản chiếm khoảng 15% số bệnh nhân đến khám về tai mũi họng. Nguồn ảnh: Internet
Khàn tiếng kéo dài có nguy hiểm?
Giữ gìn giọng nói trong mùa đông
Những bài thuốc nam trị viêm thanh quản
Cách phòng viêm thanh quản hiệu quả
Nói nhiều gây bệnh
Lý giải về nguyên nhân gây ra thực trạng này, bác sỹ Đào nhận định: “Chính cuộc sống bận rộn đòi hỏi mọi người phải nói nhiều hơn, môi trường ô nhiễm làm cho các bệnh về tai mũi họng gia tăng và không được điều trị kịp thời gây biến chứng… là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản. Bên cạnh đó, bệnh viêm dạ dày trào ngược ngày càng gia tăng cũng kéo theo tình trạng gia tăng bệnh lý viêm thanh quản. Ngoài ra, số lượng học sinh học thanh nhạc, số người làm ca sỹ ngày càng nhiều, trong khi số người được học bài bản lại không đáng kể nên việc sử dụng giọng không hợp lý cũng góp phần làm cho bệnh ngày càng gia tăng”.
Viêm thanh quản là một bệnh thường gặp do nhiều yếu tố thuận lợi như nói nhiều, la hét, các bệnh đường hô hấp (viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan...) lan xuống thanh quản, hít phải khí độc, thời tiết lạnh... Bệnh thường gặp ở những đối tượng hay phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục như giáo viên, ca sỹ, người dẫn chương trình, người bán hàng…
Đa phần bệnh viêm thanh quản không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do viêm thanh quản ảnh hưởng đến giọng, phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Khi bị viêm thanh quản, dây thanh khép không kín khi phát âm nên lượng không khí từ phổi đi ra mất gấp 3 lần bình thường và làm các cơ hô hấp phải gắng sức. Chính vì vậy, người bị viêm thanh quản sẽ nhanh mệt khi nói.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm thanh quản có thể chuyển thành mạn tính và là yếu tố thuận lợi để hình thành các khối u ở thanh quản, nhất là ở nam giới.
“Tập thể dục” cho dây thanh
- Uống nước đá;
- La hét, nói to trong một thời gian dài.
- Nói thầm vì nói thầm cũng gây khản tiếng không kém hét to.
- Ăn nhiều gia vị nóng, cay.
- Cổ họng bị khô.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm thanh quản là sự thay đổi về giọng nói. “Khi bị bệnh, người bệnh thường có tiếng nói không vang, bệnh nhân phải gắng sức mới nói to được, sau tiếng nói bị rè, khàn và yếu. Khàn tiếng kéo dài có thể kèm theo ho, nói đau làm bệnh nhân phải hắng cho giọng nói được trong. Bệnh nhân có thể bị ho khan vào buổi sáng do chất nhầy xuất tiết bám ở thanh quản, cảm giác ngứa, cay và khô rát ở thanh quản. Quá trình viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn đến niêm mạc dây thanh bị xung huyết đỏ, hình thành hạt xơ dây thanh…”, bác sỹ Đào cho biết thêm.
Cũng theo bác sỹ Đào, để điều trị bệnh viêm thanh quản, các bác sỹ thường áp dụng điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm thanh quản do viêm xoang, viêm mũi họng thì phải điều trị viêm xoang, viêm mũi… Các thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc chống viêm, giảm phù nề.
Bệnh viêm thanh quản thường hay tái phát, nhất là sau mỗi đợt viêm mũi họng từ 3 – 5 ngày. Do đó, những người hay bị viêm thanh quản nên chữa sớm khi có triệu chứng viêm mũi họng, uống nước ấm và giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh. Một số biện pháp phòng bệnh thường được áp dụng gồm: Điều trị triệt để viêm thanh quản cấp; Điều trị viêm nhiễm vùng mũi, họng, xoang; Bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với khói, bụi, khí độc; Sử dụng hợp lý giọng nói…
Đồng thời, người bệnh cần hình thành thói quen “tập thể dục” cho dây thanh bằng cách tăng áp lực luồng khí ở dưới thanh quản, kéo dài pha đóng của dây thanh trong quá trình phát âm, thể dục liệu pháp, ngôn ngữ liệu pháp… để bảo vệ cơ quan phát thanh của cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc các chế phẩm từ thảo dược để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Một số bài thuốc dân gian phòng bệnh:
- Giá đỗ: Dùng một nắm giá, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10 - 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước.
- Mật ong và chanh tươi: Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1 - 2 giờ rồi cắt ra và ngậm.
- Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3 - 6gr dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10 - 20gr thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.
Bình luận của bạn