TPCN: Doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật hại người, hại mình

Quảng cáo TPCN còn nhiều vi phạm

TPCN Hòa Hãn Linh: Giúp giải tỏa nỗi lo mồ hồi nhiều

Bồi thường hơn 30 tỷ vì quảng cáo "lố" TPCN

Xử phạt 2 công ty vi phạm về quảng cáo TPCN

Phạt 135 triệu đồng 7 cơ sở quảng cáo TPCN sai phép

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết, hơn 80% số vụ vi phạm trong lĩnh vực TPCN bị xử lý trong 8 tháng đầu năm 2015 là do quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, khiến người tiêu dùng tin tưởng quá mức vào những lời đồn thổi, coi TPCN như thần dược có thể trị bách bệnh, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Theo đó, Cục đã thu hàng loạt giấy phép và thực hiện xử lý đối với các cơ sở sai phạm với số tiền phạt trên 2 tỷ đồng.

TPCN không phải là thuốc nhưng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh. Bổ sung đúng cách có tác dụng cung cấp các chất còn thiếu để chế độ dinh dưỡng trở nên đầy đủ và cân bằng là rất cần thiết.

Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết: “Tất cả quảng cáo TPCN chữa khỏi bệnh đều là sai. TPCN chỉ hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe và dự phòng bệnh tật. Việc quảng cáo thổi phồng tác dụng là rất nguy hiểm, không chỉ làm người tiêu dùng thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.”

Ông cũng nhấn mạnh “Việc doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, không đúng chất lượng của sản phẩm chỉ giúp họ thu được cái lợi trước mắt, còn về lâu dài thì người tiêu dùng sẽ mất lòng tin đối với TPCN.”

Đúng như vậy, khi người dân tin vào các tác dụng còn hơn cả thuốc chữa bệnh hay có thể chữa được “bách bệnh” của TPCN, dẫn đến tình trạng người bệnh thay vì sử dụng thuốc điều trị, phải thực hiện phẫu thuật thì lại chỉ dùng TPCN vì tin những công dụng đã được quảng cáo, khiến cho bệnh không khỏi mà càng nặng thêm, đến khi quay lại điều trị thì đã quá muộn hoặc điều trị không còn hiệu quả. Hậu quả, là tiền mất tật mang, từ đó người tiêu dùng sẽ mất lòng tin và tẩy chay các loại TPCN, trong đó có cả TPCN tốt. Điều này chắc chắn ảnh hưởng nhỏ đến các doanh nghiệp và các nhà sản xuất. Đây chẳng phải là doanh nghiệp vì lợi nhuận mà tự hại người hại mình.

Trước thực trạng này, phát biểu dưới góc nhìn trách nhiệm của doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Các nhà sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh TPCN cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm tốt nhưng thực tế gây ảnh hưởng đến người bệnh thì cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm”.

Quảng cáo thổi phồng TPCN chữa bách bệnh

Mặc dù luật pháp Việt Nam đã quy định rất rõ tất cả các quảng cáo về TPCN trước khi phát hành phải được thẩm định về nội dung để xác định tính thật giả của nội dung quảng cáo và các chỉ được phát hành quảng cáo đúng các nội dung đã được thẩm định. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng một thực tế có rất nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, muốn bán được nhiều sản phẩm, đã cố tình sai phạm quảng cáo một cách tràn lan và bỏ qua các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên tình trạng quảng cáo hỗn loạn loạn như hiện nay cũng không thể bỏ qua vai trò của các cơ quan phát hành quảng cáo. Thực tế cho thấy, rất nhiều nhà in, nhà báo và đặc biệt là các trang mạng xã hội sẵn sàng quảng cáo cho các sản phẩm không đúng nội dung, không cần giấy phép hoặc thực hiện các quảng cáo chưa được cơ quan chức năng thẩm định gây nên tình trạng thổi phồng tác dụng và thần thánh hóa công dụng của TPCN.

Để quản lý tốt hơn các sai phạm về quảng cáo TPCN, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho biết: “Chúng tôi đã có kế hoạch phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông sẽ làm chặt chẽ hơn trong công tác quản lý đối với cả doanh nghiệp và các trang mạng, cơ quan phát hành quảng cáo.”

Quang Tuấn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất