Răng bị mẻ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của khuôn mặt
Niềng răng có nguy hiểm không?
6 điều không thể bỏ qua khi niềng răng
Lý do cần phải chăm sóc răng sữa cho trẻ
Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc răng cho trẻ
4 lưu ý khi chăm sóc răng trẻ em
Trả lời:
TS. Phạm Như Hải – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cuba, trả lời:
Chào bạn! Trường hợp của bạn là mất răng hoàn toàn, tức là mất cả thân răng nên nướu và chân răng phía dưới nướu. Răng bị mất trong trường hợp này có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe chung của răng miệng. Mất thẩm mỹ là vấn đề đầu tiên mà bạn phải đối mặt. Nếu là những chiếc răng phía trong thì vấn đề này có thể không gây ra phiền toái gì cho bạn. Nhưng nếu là các răng cửa thì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất lớn. Tác hại thứ hai của việc mất răng là thiếu đi một răng để nhai thức ăn, khi đó việc nhai trở nên khó khăn. Hơn nữa, khoảng trống mất răng sẽ là nơi mà thức ăn dễ bị giữ lại và khó làm sạch theo cách thông thường. Thức ăn thừa bị giữ lại là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý về răng miệng.
Ngoài ra, mất răng còn gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Sau khi mất răng khoảng 3 tháng, xương răng sẽ bị tiêu đi. Tốc độ xương hàm bị tiêu nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc điểm xương hàm của từng người. Khi xương hàm bị tiêu, cấu trúc hàm sẽ bị thay đổi và nếu xương đã tiêu hõm nặng thì bạn muốn trồng lại răng cũng không thể thực hiện.
Trên đây là những vấn đề mà bạn có thể gặp phải sau khi mất răng trong một thời gian dài. Nếu bạn muốn trồng lại răng sau nhổ răng một cách thuận lợi thì tốt nhất nên thực hiện càng sớm càng tốt. Càng để lâu, xương hàm càng tiêu đi, khi đó muốn trồng răng thì có thể phãi phẫu thuật ghép xương mới phục hình răng được.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn