Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở cháy hàng sau khi lãnh đạo UBND TP.Hà Nội ra công điện 15/CĐ-CTUBND - Ảnh: dantri
Hà Nội, Vĩnh Phúc và nhiều tỉnh thành áp dụng các biện pháp cấp bách phòng dịch
Việt Nam vượt 50.000 ca COVID-19, Hà Nội dừng xe khách đến 37 tỉnh, thành
Bộ Y tế cho phép dùng xuyên tâm liên để điều trị COVID-19
Mỹ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam
Tối qua (18/7), Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ra Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Công điện yêu cầu người dân hạn chế tối đa việc ra đi đường khi không có việc quan trọng, cấp thiết, đặc biệt là việc đóng các chợ dân sinh, chợ cóc.
Mặc dù lãnh đạo TP.Hà Nội luôn khẳng định người dân không cần quá lo lắng đi tích trữ lương thực, thực phẩm, thế nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Không lâu sau thời điểm Chủ tịch UBND thành phố ra công điện, người dân đã ùn ùn kéo tới các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để gom đồ tạo nên cảnh chen chúc, lộn xộn rất đáng ngại. Đáng lo hơn khi Thủ đô đang có dấu hiệu bùng phát dịch với nhiều ca COVID-19 được phát hiện trong cộng đồng.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội đã cho biết, trong bất kỳ tình huống nào, các hàng hóa trên địa bàn Thủ đô cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử.
Hà Nội luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người dân
Trước đó, trong ngày 18/7, Sở Công Thương đã có buổi làm việc với các hệ thống phân phối trên địa bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa phòng chống dịch. Các doanh nghiệp cho biết đã dự trữ tăng từ 30%-50% lượng hàng hóa thiết yếu và bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm.
Phía doanh nghiệp cho biết sẵn sàng mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng. Lượng hàng hóa tăng gấp 3 với tổng giá trị khoảng 194.000 tỷ đồng (15 mặt hàng thiết yếu) và lượng hàng hóa dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.
Để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân, Sở Công Thương đã đề nghị các doanh nghiệp, hệ thống phân phối hàng hóa cần để ý sâu sát hơn nữa đến các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng chống dịch. Bố trí nhân lực sắp xếp hàng hóa trên các giá kệ phục vụ nhu cầu của nhân dân, không được thiếu hàng cục bộ, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt.
Sở Công Thương Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp cho các hệ thống phân phối các doanh nghiệp có nguồn cung thiết yếu để các doanh nghiệp chủ động kết nối nguồn cung, tăng lượng hàng phục vụ nhân dân. Sẵn sàng huy động 236 xe trưng dụng tại các quận, huyện cùng với nhà cung cấp đưa hàng kịp thời đến các điểm bán.
Cũng theo Sở Công Thương, để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Trong bất kỳ tình huống nào, các hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.
Bình luận của bạn