Luôn giữ cho cơ thể đủ nước là yếu tố then chốt giúp người bệnh tim mạch bảo vệ sức khoẻ
3 bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật tại Việt Nam
Những điều cần biết về bệnh bạch biến
Những cơn đau có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng
Chế độ ăn uống cho người bệnh suy tim bạn cần lưu ý
1. Uống đủ nước, đúng cách
Giữ nước là ưu tiên hàng đầu. Khi cơ thể thiếu nước, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Nên uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, đặc biệt là trước, trong, sau các hoạt động ngoài trời. Nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất, trong khi các loại đồ uống có caffeine, đường hoặc cồn nên hạn chế vì có thể khiến tình trạng mất nước trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nên bổ sung hoa quả và rau củ mọng nước như dưa hấu, dưa chuột, dâu tây, cam, cà chua… Những thực phẩm này giàu chất điện giải và giúp duy trì cân bằng dịch thể trong cơ thể.
2. Tránh tập thể dục vào giờ nắng gắt
Tập luyện phù hợp có lợi cho tim, nhưng không phải vào mọi thời điểm. Khoảng từ 12h đến 15h là lúc người bệnh tim nên tránh vận động mạnh bởi đây là khung giờ nhiệt độ lên cao nhất, có thể gây kiệt sức, mất nước hoặc rối loạn nhịp tim.
Thay vào đó, hãy chọn tập vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe thư giãn, làm vườn… là những lựa chọn phù hợp. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh chế độ tập luyện.
3. Nhận biết dấu hiệu cảnh báo kiệt sức vì nóng
Khi thân nhiệt tăng cao quá mức, cơ thể có thể rơi vào trạng thái kiệt sức hoặc thậm chí say nắng. Các dấu hiệu ban đầu bao gồm:
- Đổ mồ hôi nhiều, da mát lạnh
- Đau đầu, mệt mỏi, chuột rút
- Chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn
Nếu không được xử lý kịp thời, có thể chuyển sang say nắng với các biểu hiện như:
- Lú lẫn, mê sảng
- Thở nhanh, nhịp tim tăng
- Nhiệt độ cơ thể trên 39,5°C
- Mất ý thức, co giật
Ngay khi thấy các triệu chứng này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.
4. Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng
Cháy nắng không chỉ gây bỏng rát mà còn khiến cơ thể khó hạ nhiệt, làm tăng nguy cơ kiệt sức vì nóng. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn gây rôm sảy có thể dẫn tới mất nước và suy giảm sức khỏe tim mạch.
Để phòng tránh, nên mặc quần áo mỏng, rộng, sáng màu, đội mũ rộng vành, thoa kem chống nắng và tìm bóng râm khi ra ngoài. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng trong thời gian dài, đặc biệt vào giữa trưa.

Không chỉ khiến da dễ cháy mà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng còn khiến người bệnh tim gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
5. Hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí kém
Nhiệt độ cao thường đi kèm với ô nhiễm không khí. Với người mắc bệnh tim, các hạt bụi mịn trong không khí có thể làm trầm trọng các triệu chứng, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp.
Hãy theo dõi chỉ số chất lượng không khí (AQI) hàng ngày qua ứng dụng thời tiết. Nếu AQI trên 100 sẽ không tốt cho nhóm nhạy cảm và nên hạn chế ra ngoài. Ưu tiên ở trong nhà và điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp với thời điểm không khí sạch hơn.
6. Duy trì môi trường sống mát và trong lành
Nhiệt độ lý tưởng trong nhà vào mùa Hè nên dao động từ 21–24°C. Sử dụng quạt, máy lạnh hoặc máy lọc không khí để giữ không gian thoáng đãng và dễ chịu.
Nếu không có điều hòa, hãy đến các trung tâm làm mát công cộng như thư viện, trung tâm thương mại… Tránh dùng quạt đơn thuần khi nhiệt độ ngoài trời vượt quá 32°C vì có thể phản tác dụng.
Đồng thời, hãy chú ý đến ô nhiễm không khí trong nhà. Khói thuốc lá, chất xịt phòng hoặc bếp gas kém thông gió đều có thể ảnh hưởng đến hô hấp. Mở cửa sổ vào buổi sáng hoặc tối khi không khí ngoài trời sạch hơn để trao đổi khí hiệu quả.
7. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng
Một số thuốc tim mạch như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh calci có thể làm giảm khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể hoặc gây mất nước nhiều hơn.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu bất thường khi trời nóng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Việc điều chỉnh liều, thay đổi loại thuốc hoặc ngưng tạm thời có thể cần thiết, nhưng phải dưới sự chỉ định chuyên môn.
Mùa Hè không dễ chịu với người bệnh tim, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn chủ động phòng tránh. Duy trì lối sống khoa học, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ sẽ giúp bảo vệ trái tim trong những ngày nóng bức nhất của năm.
Bình luận của bạn