Người già nên ăn nhạt để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp (Ảnh minh họa)
Nguy cơ tăng huyết áp do trời lạnh
Biện pháp phối hợp chữa tăng huyết áp
Tăng huyết áp: Âm thầm mà nguy hiểm
Cảnh báo thời khắc nguy hiểm trong ngày với người tăng huyết áp
PGS.TS Trần Đình Toán - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị:
Để phòng và giảm biến chứng do tăng huyết áp, cần đặc biệt chú trọng đến việc ăn uống hay xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp cần đảm bảo ít natri và giàu kali, hạn chế lượng muối vào cơ thể dưới 6gr/ngày, ăn nhiều rau quả để tăng kali (khi có ít nước tiểu). Ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, bởi thành phần natri trong muối ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới việc giữ nước trong cơ thể. Khi lượng natri nạp vào quá khả năng điều chỉnh của cơ thể, hệ thống động mạch có thể tăng nhạy cảm, làm tăng khả năng co thắt của tiểu động mạch gây tăng huyết áp.
Đồng thời, hạn chế các thức ăn, đồ uống có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần như rượu, cà phê, trà đặc, các chất béo, đường bột, bánh kẹo… Cần hạn chế rượu bia, chỉ nạp vào cơ thể dưới 3 cốc/ngày với nam, dưới 2 cốc/ngày với nữ và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần đối với nam, ít hơn 9 cốc/tuần đối với nữ (cốc tiêu chuẩn tương đương với 330ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu mạnh). Ngoài ra, cần tăng cường sử dụng các thực phẩm có tác dụng an thần, hạ áp, lợi tiểu như canh lá vông, hạt sen, ngó sen, chè sen vông, nước rau, nước ngô luộc…
Những thực phẩm mà người tăng huyết áp nên hạn chế ăn bao gồm: Dưa muối, cà muối, tất cả các loại thịt gia cầm đóng hộp, hun khói, sấy khô và ướp muối, các món ăn từ cá chế biến sẵn; Các sản phẩm chế biến từ sữa như pho mát, bơ mặn, mì gói…
Bình luận của bạn