Chứng khô miệng, dấu hiệu và cách điều trị

Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý như nhiều người nhầm tưởng

Trị hôi miệng như thế nào?

Hôi miệng vì... stress

90% người Việt mắc bệnh nha chu

10 sự thật thú vị về răng miệng

TS.BS Suneel Sharman và TS.BS Kunnal Jindal - bộ đôi chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Canada, trả lời:

Với những triệu chứng như bạn mô tả: Miệng khô, bề mặt môi và khóe miệng nứt nẻ, ăn không ngon miệng, cổ họng đau, hơi thở hôi... rất có thể bạn bị chứng khô miệng.

Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý như nhiều người nhầm tưởng. Đó là tình trạng khi bạn không tiết ra đủ lượng nước bọt do một trong những nguyên nhân sau:

- Đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc hóa trị...

- Bị ngưng thở khi ngủ. Ngáy và thở bằng miệng mở cũng là nguyên nhân gây khô miệng.

- Hậu quả khi bạn bị bệnh đái tháo đường, Parkinson, HIV/AIDS, nghiện thuốc...

- Đơn giản nhất là bạn không uống đủ nước mỗi ngày và không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Trước hết, để cải thiện các triệu chứng khô miệng, bạn nên:

- Ngừng hút thuốc lá, uống bia rượu và cà phê.

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả, râu xanh.

- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường.

- Tránh các loại thực phẩm có đường hoặc có tính acid cao vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng.

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng.

- Thêm độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm trong phòng.

- Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc có phản ứng phụ làm khô miệng.

Nếu những phương pháp trên không mang lại kết quả khả quan, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và điều trị. Đôi khi sẽ cần phải xét nghiệm máu và quét hình ảnh của tuyến nước bọt để xác định nguyên nhân.


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị