Giảm hút thuốc lá: Cần biện pháp mạnh!

Việt Nam có 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá

Cận cảnh sự hủy hoại ghê rợn của thuốc lá

Hành trình phá hủy của thuốc lá trong cơ thể

Tăng thuế thuốc lá: Vì sức khỏe cộng đồng

Lợi ích của việc bỏ thuốc lá

30% bệnh nhân mắc ung thư ở Việt Nam do thuốc lá gây ra

Thực trạng đáng báo động

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên thế giới. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 căn bệnh: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư miệng, dạ dày, bàng quang, tụy... Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Cũng theo WHO, tăng thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giảm tiêu dùng thuốc lá, qua đó làm giảm tổn thất về sức khỏe của con người, kinh tế của hộ gia đình và quốc gia. 

Điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành - GATS 2010 cho thấy Việt Nam nằm trong top 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ nam giới  hút thuốc là 47,4% (trung bình cứ 2 nam giới có 1 người hút thuốc). Toàn quốc có 15,3 triệu người (trên 15 tuổi) hút thuốc và 33 triệu người không hút thuốc bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà; 5 triệu người không hút thuốc bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc.

Phần lớn người hút thuốc bắt đầu hút khi còn rất trẻ: Theo điều tra năm 2010, 56% người hút thuốc ở bắt đầu hút trước tuổi 20. Cũng theo GATS, năm 2007, 17% học sinh lứa tuối 13 - 15 từng sử dụng thuốc lá, trong đó, cứ 5 em có 1 em thử hút thuốc trước tuổi lên 10.

Các phương tiện truyền thông cũng đã thông tin về việc tỷ lệ hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn. Tác hại về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam khi mà tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam ở mức cao. Trước hết, tổn thất về mặt sức khỏe, Việt Nam có 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá; tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%; Bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Các bệnh có nguyên nhân trực tiếp do sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ.

Hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh vô cùng nguy hiểm

Gánh nặng bệnh tật không lây nhiễm có nguyên nhân chính từ thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng: tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% năm 1976 xuống 19,8% năm 2010 thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng từ 42,6% năm 1976 lên 71,6% năm 2010. Năm 2012, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan chính  là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.

Cần những biện pháp mạnh

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Chánh văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia cho biết: “Việt Nam có tới 21,6% nam thanh niên từ 16 đến 24 tuổi hút thuốc. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là phần lớn những người hút thuốc bắt đầu hút từ khi còn rất trẻ. Hút thuốc càng sớm, nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm do thuốc lá càng cao. Tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các em hút thuốc và bảo vệ các thế hệ tương lai của đất nước khỏi các căn bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra”.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, trung bình giá một bao thuốc lá tăng 10% làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá 4% tại các nước có thu nhập cao và 8% tại các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Khảo sát ở một số quốc gia cho thấy, nếu tăng thuế ở mức giá thực của thuốc lá lên 10% có thể khiến 40 triệu người hút thuốc lá từ bỏ thuốc và ngăn ngừa ít nhất 10 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá. Theo tính toán của các chuyên gia, tăng thuế là một trong những giải pháp quan trọng, cần thiết nhất để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thực tế đã cho thấy, nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Brazil dù vấp phải nhiều rào cản trong quá trình thực hiện tăng thuế thuốc lá, tuy nhiên họ đã thực hiện thành công và chứng minh, tăng thuế vừa góp phần tăng thu ngân sách, vừa giảm tiêu dùng thuốc lá.

Theo thông tin từ Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh), trong giai đoạn từ 1994 - 2012, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện 10 lần tăng thuế thuốc lá (từ 65% lên 87%). Tại nước này, tác động của việc tăng thuế thuốc lá đến giá thuốc lá là giá thuốc lá tăng từ 15 Bath/bao lên 65 Bath/bao, kéo theo số người sử dụng thuốc lá tại nước này đã giảm rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ người hút thuốc ở nam giới giảm từ 59% năm 1991 xuống còn 41% năm 2011, tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới giảm từ 4,9% năm 1991 xuống còn 2,1% năm 2011.

Ước tính số ca tử vong sớm tránh được từ việc áp dụng chính sách thuế của nước này trong giai đoạn 1991 - 2006 là hơn 31.800 người.

Hình ảnh "rợn người" cảnh báo sức khỏe trên một vỏ bao thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao bì thuốc lá được coi là biện pháp kinh tế, không tốn kém, nhưng lại rất có hiệu quả trong việc cảnh báo về những tác hại sức khỏe do việc tiêu thụ thuốc lá gây ra. Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chứa các thông điệp rõ ràng và trực tiếp, thậm chí tác động được tới cả những người không biết chữ. Các hình ảnh cảnh báo làm giảm thẩm mỹ của các vỏ bao thuốc và sẽ góp phần ngăn ngừa những người có ý định hút thuốc.

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút thuốc bỏ thuốc lá và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, khỏi việc bắt đầu hút thuốc. Như tại Brazil, 2/3 số người hút thuốc cho biết các cảnh báo sức khỏe làm họ muốn bỏ thuốc. Tại Canada, hơn một nửa số người hút thuốc (58%) cho biết cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh giúp họ suy nghĩ nhiều hơn về các tác động sức khỏe của việc hút thuốc. Tại Singapore, hơn 1/4 số người hút thuốc (28%) nói rằng họ hút ít thuốc hơn nhờ những cảnh báo sức khỏe, 71% nói rằng họ biết nhiều hơn về những ảnh hưởng tới sức khỏe của việc hút thuốc. 

Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của chiến lược quốc gia, cần thực hiện đồng bộ tốt những biện pháp quan trọng như cảnh báo tác hại của thuốc lá bằng hình ảnh và tăng thuế thuốc lá, mà hiệu quả nhất là sử dụng công cụ thuế đối với các sản phẩm thuốc lá.

Điều 6 trong Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá cũng ghi rõ “các biện pháp về giá và thuế là công cụ hiệu quả và quan trọng để giảm tiêu dùng thuốc lá”. Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy biện pháp thuế đóng góp tới 50 - 60% vào việc giảm tiêu dùng thuốc lá.
Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội