"Vùng kín" nặng mùi ảnh hưởng tới "cuộc yêu" của 2 vợ chồng
Ẩn họa... do xăm vùng kín
Thực phẩm nên ăn, nên tránh khi viêm nhiễm vùng kín
Thực hư thuốc gia truyền làm 'khít' vùng kín?
Điều trị như thế nào khi bị ngứa vùng kín?
Thực phẩm trị bệnh mụn rộp vùng kín
Làm gì để "vùng kín" không có mùi?
- Rửa sạch sau khi đi vệ sinh và trong khi tắm: Sau mỗi lần đi vệ sinh nước tiểu thường đọng lại khiến "vùng kín" bị ẩm ướt, có mùi khó chịu. Hãy chú ý rửa sạch âm đạo bằng nước ấm (tốt nhất dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất dịu nhẹ) sau mỗi lần vệ sinh để giữ “vùng kín” luôn sạch sẽ tránh vi khuẩn gây bệnh gây ra mùi hôi.
- Giữ vùng kín luôn khô ráo thoáng mát: Mặc quần lót quá chật hoặc làm từ chất liệu không thấm hút sẽ làm cho “vùng kín” luôn trong tình trạng bị bó chặt, ẩm ướt từ đó dẫn đến việc hình thành mùi khó chịu. Do đó nên chọn những loại quần lót vừa vặn, thoải mái được làm bằng chất liệu cotton thấm hút tốt để chỗ đó luôn khô thoáng.
- Vệ sinh sạch sẽ khi bị "đèn đỏ": Trong thời gian "đèn đỏ" các chị em cần chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng, việc vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín khô thoáng cũng sẽ giúp "vùng kín" không có mùi hôi. Phải thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ/lần (tối đa là 6 giờ/lần), bởi sau 4 giờ các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và có cơ hội tấn công.
Thường xuyên rửa sạch "vùng kín" khi đi vệ sinh và trong khi tắm để tránh có mùi
- Sử dụng miếng lót vệ sinh hàng ngày: Những miếng lót vệ sinh hàng ngày có chức năng kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào “vùng kín” gây nhiễm khuẩn. Cũng cần lưu ý là thay miếng lót này trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tiếng/lần.
- Thực phẩm, đồ uống nên và không nên sử dụng: Nên uống nước ép việt quất hoặc nước ép dứa. Đây là những loại nước trái cây tự nhiên giúp cân bằng vi khuẩn đường tiết niệu. Nếu bạn có nước tiểu nặng mùi thì việc uống một ly nước ép nam việt quất, hoặc nước ép dứa mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình hình. Cần tránh uống cà phê, trà, măng tây, củ cải đường, cà ri hoặc bất cứ thực phẩm gì cay hoặc có mùi mạnh để nước tiểu cũng có mùi dễ chịu và không nặng mùi.
- Cắt tỉa vùng kín: “Vùng kín” quá rậm rạp cũng sẽ khiến “cô bé” ít thông thoáng mà sinh ra nhiều mồ hôi gây nặng mùi. Do đó, nếu vùng này quá um tùm, nên cắt tỉa cho chúng thường xuyên.
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục: Đôi khi thủ phạm gây mùi hôi khó chịu của âm đạo lại chính là các chú "tinh binh". Nguyên nhân là bởi các chú tinh trùng này khi được phóng ra sẽ gây mất cân bằng pH trong môi trường "cô bé", làm cho “cô bé” có mùi khó chịu.
Cảnh giác nặng mùi do viêm nhiễm phụ khoa
Nếu bạn đã chăm sóc và vệ sinh "vùng kín" kỹ lưỡng hàng ngày mà vẫn còn mùi thì rất có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm phụ khoa. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của nhiều chị em. Đặc điểm chung của tình trạng viêm phụ khoa là "vùng kín" tiết dịch nhờn (có thể nhiều hoặc ít tùy người), có mùi hôi, ngứa hoặc đau ở âm đạo... Một số bệnh viêm phụ khoa có dấu hiệu điển hình là gây ra mùi hôi ở "vùng kín" bao gồm:
Sử dụng bao cao su khi làm "chuyện ấy" cũng là cách để phòng ngừa "cô bé" bị nặng mùi
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi sinh nở thường trải qua ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Các triệu chứng chính của viêm âm đạo do vi khuẩn là có mùi tanh của cá trong âm đạo, ngứa hoặc rát ở âm hộ, âm đạo đặc biệt dễ thấy sau khi giao hợp hay trong khi hành kinh. Thường có ra nhiều khí hư ở âm đạo, mà khí hư này loãng, dính và có màu trắng xám.
- Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là một bệnh lý chỉ tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ. Bệnh thường có các biểu hiện là: Đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường, đau trong và sau khi giao hợp, tiết dịch hôi ở âm đạo. Khi bị viêm vùng chậu, chị em phải đi khám và điều trị ngay vì bệnh này để lâu có thể dẫn tới vô sinh.
- Nhiễm nấm âm đạo: Nhiễm nấm âm đạo gây ra bởi nấm Candida Albicans. Môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nếu môi trường âm đạo bị kiềm hóa vì một lý do nào đó, nấm bùng phát (phát triển mạnh) gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm nấm thường không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện. Khi nhiễm bệnh, chị em có thể gặp các biểu hiện là dịch tiết âm đạo (huyết trắng bệnh lý), đau khi làm “chuyện đó”, sưng tấy âm hộ, có mùi khó chịu ở "vùng kín"...
Các trường hợp này cần đến các cơ sở sản khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuyệt đối không được tự chẩn đoán và mua thuốc về điều trị.
Bình luận của bạn