“Ác mộng” trong mỗi đôi giầy

Mùi hôi chân khó chịu là nguyên nhân khiến bạn mất tự tin và khó chịu

Đổ mồ hôi trời lạnh, trẻ dễ mắc viêm phổi

Bé gái “xinh như thiên thần” do mắc hai chứng bệnh rất hiếm gặp

Đổ mồ hôi, chớ coi thường!

Chớ coi thường khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Nguyên nhân khiến chân có mùi hôi

Bàn chân có tới 2.500 tuyến mồ hôi, chính vì vậy mà chúng đổ mồ hôi nhiều hơn bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Hôi chân là do tuyến mồ hôi bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Các vi khuẩn phân hủy cư trú ở ngay lớp tế bào sừng. Khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi. Các tế bào này bị "ngâm" trong mồ hôi càng lâu thì các vi khuẩn phân hủy càng hoạt động mạnh, gây ra mùi hôi khó chịu.

Ngâm chân cho hết mùi  

- Ngâm rửa chân bằng nước ấm: Việc này giúp xua tan mùi hôi cũng như vi khuẩn trên đôi chân, đồng thời giúp thư giãn đôi chân sau một ngày mệt mỏi. Mỗi khi chân bạn bị mỏi nhừ, ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp bạn thấy thư giãn, máu huyết lưu thông tốt hơn.

- Ngâm rửa chân bằng bằng nước giấm pha loãng: Dùng 10 - 15ml giấm cho vào chậu nước khuấy đều, ngâm chân trong vòng 15 phút, làm liên tục 3 - 5 ngày thì mùi hôi chân sẽ không còn mỗi khi bạn mang giày.

- Ngâm rửa chân bằng phèn chua giúp bạn trừ khử ngay mùi hôi chân. Thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 50gr phèn chua hòa trong nước nóng. Sau đó ngâm rửa chân trong vòng 10 phút.

- Ngâm chân trong nước trà: Trà khử mùi hôi chân và giày khá iệu quả. Dùng 100gr trà hãm trong 2 lít nước sôi, đợi cho trà ấm thì bạn bắt đầu ngâm chân trong khoảng 20 - 30 phút. Thực hiện hàng ngày vào buổi sáng là tốt nhất. Lượng acid tanic trong trà giúp diệt vi khuẩn và se khít lỗ chân lông cho đôi chân bạn khô thoáng và khử mùi hôi cả ngày. Bã trà phơi khô đem cho vào trong giày mỗi khi không đi giày cũng giúp xua tan mùi hôi giày cực kỳ hiệu quả. 

- Ngâm chân với nước củ cải: Củ cải trắng tươi 50gr (khô 30gr), rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó nhỏ lửa trong 5 phút bắc ra, để nguội ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Ngâm chân với tinh dầu: Chuẩn bị một chậu nước ấm đã pha thêm giấm, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương để tăng hiệu quả. Loại tinh dầu này có khả năng khử trùng mạnh mẽ nên sẽ tiêu diệt tận gốc những vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân từ 15 - 20 phút, mỗi tuần một lần.

Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sỹ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ chân luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí…

Ngoài các phương pháp trên, người bị hôi chân do cơ thể tiết nhiều mồ hôi có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ các thảo dược như: Hoàng kỳ, thiên môn đông, sơn thù du… có tác dụng bổ khí, hạn chế mồ hôi.

Hoàng kỳ: Là dược liệu có vị ngọt, tính ôn vào hai kinh phế và tỳ. Hoàng kỳ có tác dụng làm giãn mạch máu giúp máu tới các cơ quan nhiều hơn, đồng thời làm giảm huyết áp và lợi tiểu. Bên cạnh đó, Hoàng kỳ còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kích thích miễn dịch thông qua kích thích cơ thể sản sinh ra interferon (một protein có tác dụng kháng virus).

Sơn thù du: Vị chua, sáp, tính hơi ôn, quy vào kinh can, thận. Sơn thù du có tác dụng bổ can thận, sáp tinh, chỉ hãn làm cho tinh khí bền không ra mồ hôi; Được dùng làm thuốc liễm, thuốc bổ.

Thiên môn đông: Có vị ngọt, hơi đắng, tính đại hàn, quy vào kinh phế, thận. Thiên môn đông có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt dùng chữa phế ứ hư lao, nhiệt bệnh, tân dịch hao tổn tế bào thần kinh do đó làm giảm tính hưng phấn quá mức của hệ giao cảm.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết