- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Trẻ em thường hay bị ra mồ hôi nhiều, nhất là ban đêm
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều
Đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì?
Đổ mồ hôi nách nhiều, có thể chữa dứt điểm không?
Điều cần biết về chứng đổ mồ hôi đêm
Nguyên nhân chính dẫn đến việc tiết mồ hôi trộm
Thông thường khi bé chơi đùa hay sinh hoạt, cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi để giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Vì vậy việc đổ mồ hôi vẫn được coi là triệu chứng bình thường Tuy nhiên, trẻ bỗng ra mồ hôi nhiều khi ngủ và có dấu hiệu không khuyên giảm thì lúc này các bà mẹ cần nên lưu ý. Bởi việc đổ mồ hôi trộm đó không còn là dấu hiệu sinh lý mà còn có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Nguyên nhân chính thường xuyên dẫn đến đổ mồ hôi trộm là do thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh. Nếu trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình thì đây chính là triệu chứng của bệnh. Để nhận biết và phát hiện sớm bệnh, các bậc cha mẹ cần nên lưu ý khi trẻ ngủ có ra nhiều mồ hôi hay không hoặc khi thời tiết lạnh bé ra mồ hôi ở trán nhiều hay ít? Do triệu chứng giữa bệnh đổ mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý khác nhau nên các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để phân biệt rõ ràng từ đó tìm hướng khắc phục.
Phân biệt như thế nào?
Mồ hôi trộm sinh lý: Trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau khi ngủ thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh không nên quá lo lắng.
Mồ hôi trộm bệnh lý: Nếu trẻ bị đổ mồ hôi liên tục và quá nhiều nhưng không phải do ảnh hưởng của thời tiết thì có thể trẻ đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như còi xương, lao... Khi trẻ mắc các bệnh trên, ngoài đổ mồ hôi, trẻ còn có những biểu hiện khác như còi xương, ngực nhô, ho kéo dài, ăn uống kém. Tình trạng bệnh này sẽ khiến cơ thể bé dễ bị cảm lạnh do lỗ chân lông mở rộng khi quá trình tiết mồ hôi diễn ra liên tục. Nếu không cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước và muối mất đi trong quá trình ra mồ hôi sẽ khiến trẻ yếu dần, người mệt hơn. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm hơn như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản...
Đổ mồ hôi trộm bệnh lý là một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên các bậc phụ huynh nên lưu ý và tìm hướng khắc phục bệnh nhanh chóng, tránh để bệnh phát triển, kéo dài.
Chăm sóc trẻ bị mồ hôi trộm như thế nào?
Do mồ hôi trộm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ nên cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc trẻ chu đáo mỗi khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh.
Khi bé bị đổ mồ hôi nhiều, đừng vội đưa bé đi tắm mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng.Bởi điều đó không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn xe nhỏ lổ chân lông đẩy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
Bên cạnh đó cha mẹ nên cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lí với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn “nóng” như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển… hoặc các loại trái cây “sinh nhiệt” như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.
Ngoài ra, để hạn chế việc đổ mồ hôi tay, chân, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược như: Hoàng kỳ, thiên môn đông, sơn thù du kết hợp với số hoạt chất như taurine, magne clorua… Sự kết hợp giữa các thảo dược cổ truyền với hoạt chấy của y học hiện đại giúp săn chắc bề mặt da, hạn chế bài tiết mồ hôi hiệu quả. Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia khi sử dụng sản phẩm.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn