Đổ mồ hôi trời lạnh, trẻ dễ mắc viêm phổi

Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp khi đổ mồ hôi trong thời tiết lạnh

Đổ mồ hôi, chớ coi thường!

Chớ coi thường khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều

Lý do khiến trẻ đổ mồ hôi

Trẻ dưới một tuổi dễ ra mồ hôi nhiều vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Hiện tượng này thường khi lớn lên sẽ mất đi do hai hệ thần kinh thực vật đã có sự cân bằng. Ngoài ra, chứng ra mồ hôi trộm cũng thường gặp ở những trẻ thiếu vitamin DTrẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do giai đoạn này hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… 

Ngoài 2 nguyên nhân trên thì trẻ có thể bị đổ mồ hôi khi ngủ do mẹ đắp quá nhiều chăn, phòng ngủ quá bí hơi không có cửa sổ thông gió. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, các mẹ chỉ cần làm thông thoáng phòng ngủ cho con là được.Ngoài ra, sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Với những bé bắt đầu đi học, bé sẽ có cảm giác sợ tới lớp, lúc này các mẹ nhớ để ý đến bé xem bé có bị căng thẳng khi ngủ không. Những bé ban ngày vận động quá nhiều cũng thường bị mệt mỏi và bị đổ mồ hôi nhiều.

Trẻ dễ mắc bệnh

Trẻ đổ mồ hôi nhiều khi trời lạnh sẽ rất dễ bị viêm họng, viêm phế quản rồi nặng hơn là viêm phổi. Bởi khi trẻ ra nhiều mồ hôi mà không lau kịp, mồ hôi đó sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh và ốm. Trẻ cũng dễ bị mất các chất điện giải, làm cơ thể mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. 

Cha mẹ nên làm gì?

Để đề phòng trẻ bị đổ mồ hôi nhiều dẫn đến các bệnh về hô hấp, cha mẹ cần thực hiện một số việc sau đây:

- Phòng ở của trẻ phải luôn thoáng mát, rộng rãi. Nếu phòng có điều hoà, cần có hơi quạt nước để lưu thông khí và đặt một chậu nước trong phòng (chú ý lau khô mồ hôi cho trẻ trước khi bật điều hòa). Mặc quần áo thoáng mát bằng vải cotton.

- Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày) cũng giúp bé bớt mồ hôi trộm.

- Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể. 

Ngoài ra, bạn còn có thể cho trẻ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (1 bát nước sôi, 3 bát nước lạnh và 1 thìa muối hạt, mỗi ngày ngâm 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này rất công hiệu trong mùa lạnh.

Hiện nay, một phương pháp đang được các bậc cha mẹ áp dụng để trị bệnh ra mồ hôi nhiều co trẻ là sử sụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng tiết mồ hôi có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược như hoàng kỳ, thiên môn đông, sơn thù du,... giúp điều hòa thân nhiệt, làm mát cơ thể đồng thời giúp săn chắc bề mặt da, giảm tiết mồ hôi hiệu quả, an toàn cho trẻ khi sử dụng lâu dài.

Doãn Doãn H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết