- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Ngạt mũi là triệu chứng thường đi kèm với cảm lạnh, cảm cúm và các phản ứng dị ứng
Thận trọng với thuốc chống ngạt mũi cho trẻ em
Ù tai do ngạt mũi kéo dài phải làm sao?
Mẹo nhỏ giúp mẹ xử trí khi bé sơ sinh bị ngạt mũi
Ngạt mũi, ù tai báo hiệu ung thư vòm họng!
1. Tỏi
Tỏi là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để làm giảm tình trạng ngạt mũi. Tính kháng virus và kháng nấm của nó giúp chống lại nhiễm trùng gây tắc nghẽn đường hô hấp.
Cách sử dụng: Cho 2 - 3 tép tỏi vào nồi, thêm một cốc nước và đun sôi. Hòa thêm một nửa thìa cà phê bột nghệ. Uống hàng ngày. Ngoài ra, ăn trực tiếp tỏi tươi cũng có tác dụng điều trị tương tự.
2. Giấm rượu táo
Giấm rượu táo sẽ nhanh chóng loại bỏ tình trạng ngạt mũi vì nó giúp làm loãng chất nhầy. Thêm nữa, giấm rượu táo cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Cách sử dụng: Hòa hai muỗng canh giấm rượu táo và một muỗng mật ong trong một cốc nước ấm. Uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
3. Hít hơi nước
Hít hơi nước là một phương pháp phổ biến để điều trị tình trạng sung huyết mũi. Hơi nước nóng giúp long đờm, giảm tắc nghẽn và giúp bôi trơn đường hô hấp bị kích thích.
Cách sử dụng: Thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước sôi và hít hơi nước bạc hà.
Lưu ý: Không nên cho trẻ nhỏ hít hơi nước vì nguy cơ bỏng. Ngoài ra, phương pháp này có thể không phù hợp cho phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim hoặc rối loạn hệ thống thần kinh trung ương.
4. Rửa mũi bằng nước muối
Rửa mũi bằng dung dịch nước muối giúp rửa sạch các chất nhầy và các chất kích thích từ đường mũi.
Cách sử dụng: Hòa một muỗng cà phê muối với hai tách nước ấm. Đưa dung dịch lên sát mũi, hít thật mạnh sau đó thở ra. Thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày.
5. Dầu bạch đàn
Dầu bạch đàn rất có lợi cho những người bị ngạt mũi nhờ tác dụng làm thông và đặc tính chống viêm.
Cách sử dụng: Nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu bạch đàn trong một chiếc khăn tay sạch và hít mùi thơm. Áp dụng một vài lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ tinh dầu bạch đàn trên gối để có được một giấc ngủ sâu mà không bị ngạt mũi làm phiền.
Giấm rượu táo sẽ nhanh chóng loại bỏ tình trạng ngạt mũi
6. Nước ấm
Nước ấm sẽ giữ cho đường mũi được ẩm và ấm giúp ngăn ngừa tình trạng khô và giảm ngạt mũi.
Cách sử dụng: Làm ướt một chiếc khăn với nước ấm và đặt nó lên trên mặt từ 10 đến 15 phút. Lặp lại nhiều lần một ngày.
7. Uống 2 - 3 tách trà thảo dược nóng mỗi ngày
Trà thảo dược nóng có tác dụng làm loãng chất nhầy là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mũi. Song song đó, các loại thảo mộc có trong trà thảo dược sẽ giúp bạn thải loại độc tố ra khỏi cơ thể.
8. Tiêu đen
Hạt tiêu đen sẽ gây ra hắt hơi giúp loại bỏ các chất nhầy và chất gây dị ứng trong xoang.
Cách sử dụng: Đặt một nhúm nhỏ tiêu đen trong lòng bàn tay và thêm vào ba giọt dầu mè. Hít thật sâu hỗn hợp, nó sẽ làm cho bạn hắt hơi để làm thông xoang mũi.
9. Trà cà chua nóng
Trà cà chua nóng giúp cải thiện dòng chảy của chất nhầy qua đường mũi để loại bỏ tình trạng ngạt tắc mũi.
Cách sử dụng: Đun sôi một cốc nước ép cà chua được hòa với một muỗng canh tỏi băm nhỏ, một muỗng canh nước cốt chanh, một chút nước nóng và một chút muối biển celtic. Thường thức trà từ từ khi còn nóng mỗi ngày hai lần.
10. Hạt cỏ cà ri
Đặc tính chống viêm của hạt cỏ cà ri giúp điều trị ngạt tắc mũi và làm sạch màng nhầy. Thêm vào đó, nhiệt độ và độ ẩm từ trà cỏ cà ri sẽ giúp làm loãng chất nhầy.
Cách sử dụng: Hòa 1 - 2 muỗng cà phê hạt cỏ cà ri nghiền nát trong một ly nước. Đun sôi dung dịch. Lọc và uống trực tiếp. Lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Không nên dùng cỏ cà ri khi mang thai vì nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung.
Bình luận của bạn