- Chuyên đề:
- Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Viêm mũi dị ứng: Điều trị và phòng ngừa thế nào?
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Khám miễn phí bệnh viêm mũi dị ứng và Lupus ban đỏ
TS. Justin Turner hiện là bác sỹ phẫu thuật tai – mũi – họng tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Tennessee, Mỹ) và cộng sự đã tiến hành phân tích dữ liệu từ 23 thử nghiệm ngẫu nhiên trên hơn 1.900 người và đưa ra kết luận trên.
Cụ thể, 17/23 nghiên cứu cho thấy những người bị viêm mũi dị ứng bổ sung probiotics hoặc ăn các loại thực phẩm có chứa men vi sinh cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh và chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, theo TS. Turner, hiện vẫn chưa có bằng chứng khẳng định probiotics có thể trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh viêm mũi dị ứng.
Probiotics giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng dị ứng
Probiotics là những vi khuẩn có trong ruột, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng có mặt trong một số loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp, nấm sữa Kefir không đường và thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng). Probiotics đảm bảo sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong ruột, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với các tác nhân gây dị ứng, giảm các triệu chứng dị ứng, TS. Turner cho biết.
Viêm mũi dị ứng theo mùa ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người Mỹ, theo ước tính của Đại học Dị ứng, hen suyễn và miễn dịch Mỹ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt và chảy nước mắt… Bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc kết hợp như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và xịt mũi steroid.
Bình luận của bạn