Bệnh viện Bạch Mai sẽ tổ chức khám miễn phí bệnh hen phế quản vào ngày 25/3 (Ảnh minh họa)
Việt Nam: Khoảng 4 triệu người Việt Nam hen phế quản
Bệnh hen phế quản – nhìn từ góc độ Đông Y
Tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ do dùng đồ nhựa
Dùng thuốc hen phế quản thường xuyên có gây tác dụng phụ?
Hen phế quản chuyển nhanh thành suy hô hấp nặng ở trẻ
Theo các bác sỹ, hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính của phế quản. Nó làm cho phế quản hoặc đường dẫn khí của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.
Bệnh có thể có yếu tố di truyền, không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu tố thời tiết như đổi mùa, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, mưa phùn gió bấc ẩm ướt đều là những yếu tố cho cơn hen khởi phát.
Khi bị hen phế quản, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, không cần ống nghe của bác sỹ, người bệnh và người bên cạnh có thể tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.
Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5 - 10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Hen không thể chữa khỏi, nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát. Việc điều trị bao gồm thực hiện các bước để tránh gây ra cơn hen bằng cách sử dụng thuốc kiểm soát dài hạn và sử dụng một ống thuốc nhanh chóng để ngăn ngừa, kiểm soát các triệu chứng của cơn hen. Đặc biệt, người mắc bệnh hen cần thường xuyên đi khám bác sỹ chuyên khoa để được theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng và điều chỉnh điều trị khi cần thiết.
Nếu có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ như ho khạc đờm, thở khò khè, nặng ngực, khó thở về đêm, khó thở khi thời tiết thay đổi, bản thân hoặc gia đình có người bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng, bạn có thể đến khám tại hội trường lớn Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu từ 7h ngày 25/3. Bạn đọc có thể đăng ký qua email [email protected] hoặc gọi số điện thoại 04.36291207 và 0972463203 để biết thêm thông tin.
Bình luận của bạn