Suy thận cấp: Những điều bạn cần biết!

Suy thận cấp là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Biến chứng suy thận mạn nguy hiểm thế nào?

Làm thế nào để ngăn ngừa suy thận mạn trở nặng?

Suy thận cấp nên ăn theo chế độ dinh dưỡng nào?

Cứu sống trẻ sinh non 800 gram bị suy thận cấp nguy kịch

Nguyên nhân gây suy thận cấp tính

Suy thận cấp tính (chấn thương thận cấp tính) phát triển nhanh chóng, thường trong vòng ít giờ hoặc một vài ngày. Bệnh có thể xảy ra ở người trước đó chức năng thận bình thường hoặc mắc bệnh thận mạn.

Tình trạng này khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người mắc có thêm một số bệnh lý kèm theo như tim mạch, phổi… Người bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phác đồ.

Nguyên nhân gây suy thận cấp tính có thể do:

- Vấn đề sức khỏe làm giảm lưu lượng máu đến thận.

- Bị tổn thương trực tiếp đến thận.

- Đường dẫn nước tiểu (niệu quản) bị tắc nghẽn và chất thải không thể thoát khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy thận cấp như: Tuổi cao, tắc nghẽn mạch máu ở tay hoặc chân (bệnh động mạch ngoại vi), đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, bệnh gan…

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận cấp tính

Các dấu hiệu của suy thận cấp tính bao gồm:

- Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có dấu hiệu đi tiểu ít đi, sau đó thì tiểu nhiều và hồi phục dần.

- Giữ nước gây sưng phù ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.

- Khó thở, hụt hơi.

- Mệt mỏi, hoang mang.

- Buồn nôn/nôn.

- Loạn nhịp tim.

- Đau hoặc tức ngực.

- Co giật hoặc hôn mê trong trường hợp nghiêm trọng.

Đôi khi suy thận cấp tính không gây ra triệu chứng và được phát hiện tình cờ thông qua các xét nghiệm thực hiện vì một lý do khác.

Suy thận cấp tính nguy hiểm thế nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh suy thận cấp tính có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

- Biến chứng phù nặng: Tình trạng thừa dịch nặng cùng với tăng huyết áp có thể gây phù phổi cấp, suy tim, tràn dịch màng tim, phù não…

- Yếu cơ: Nhiễm độc kali do suy giảm mức lọc cầu thận gây yếu cơ, mệt mỏi.

- Tổn thương thận vĩnh viễn: Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể tiến triển sang mạn tính. Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận.

- Tử vong: Suy thận cấp có thể dẫn đến mất chức năng thận và cuối cùng là tử vong do nhiều biến chứng.

Cách phòng ngừa suy thận cấp tính thế nào?

Suy thận cấp thường khó dự đoán hoặc ngăn ngừa. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc thận. Bạn nên chú ý khi sử dụng thuốc có nguy cơ gây tổn thương lên thận như thuốc giảm đau không kê đơn, kháng sinh, kháng virus...

Nói chuyện với bác sĩ của bạn để quản lý bệnh lý nền và tăng cường chức năng thận. Nếu bạn bị bệnh thận hoặc một tình trạng khác làm tăng nguy cơ suy thận cấp tính, chẳng hạn như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, hãy tuân thủ các mục tiêu điều trị và làm theo khuyến nghị của bác sĩ để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên lối sống lành mạnh. Hãy luyện tập thể dục thường xuyên, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng và nên hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát suy thận cấp tính

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị triệu chứng và kiểm soát biến chứng, người bệnh suy thận nên sử dụng thảo dược hỗ trợ bảo vệ, ngăn ngừa quá trình xơ hóa thận tiếp diễn.

Tiêu biểu là sản phẩm thảo dược với thành phần chính dành dành kết hợp với mã đề, râu mèo, bạch phục linh, hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ... đã được chứng minh có hiệu quả hỗ trợ kiểm soát bệnh lý suy thận.

Thành phần dịch chiết quả và thân cây dành dành đã được nghiên cứu của Xiaobo Li và cộng sự (năm 2017) chứng minh có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô thận, giúp làm chậm quá trình xơ hóa thận tiến triển.

Việc kết hợp dành dành với các thành phần thảo dược trên giúp đem lại tác dụng toàn diện trên người bệnh suy thận: Hỗ trợ giảm triệu chứng suy thận như phù, bí tiểu, vô niệu, tăng huyết áp, mệt mỏi...; Hỗ trợ kiểm soát bệnh lý gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận, viêm cầu thận,..; Bảo vệ thận, giảm tổn thương xơ hóa thận tiến triển và tăng thanh thải cho thận.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 92,9% tỷ lệ người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính dành dành.

Biến chứng suy thận cấp tính vô cùng nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, chủ động bảo vệ thận và phòng ngừa biến chứng là vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành để bảo vệ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng và kiểm soát biến chứng suy thận cấp tính hiệu quả.

Lê Tuyết

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém

Thành phần: Cao đan sâm, cao hoàng kỳ, cao dành dành, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, L - carnitine fumarate, cao mã đề, cao linh chi đỏ và coenzym Q10.

Công dụng: Giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Đối tượng sử dụng: Người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.

Cách dùng: Ngày uống 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng tùy theo bệnh lý hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu