Biến chứng suy thận mạn nguy hiểm thế nào?

Bệnh suy thận mạn có thể khiến toàn bộ chức năng của thận suy giảm

Làm thế nào để ngăn ngừa suy thận mạn trở nặng?

Triệu chứng điển hình của suy thận cấp và cách phòng ngừa

Bệnh suy thận độ 1 có phục hồi được không?

Những lưu ý trong quá trình điều trị suy thận giai đoạn cuối

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý suy thận mạn

Bệnh nhân suy thận mạn có mức lọc cầu thận ≤ 60 ml/ph/1,73m2 cần được đánh giá và kiểm soát các biến chứng như:

Thiếu máu mạn tính

Thận sản sinh hormone erythropoietin tạo hồng cầu. Trong suy thận mạn, thận không sản sinh đủ hormone này sẽ gây thiếu máu. Theo WHO, thiếu máu được đánh giá là khi Hemoglobin <13g/L ở nam và <12g/L ở nữ.

Thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn được biểu hiện ra bằng triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao, thiếu lực...

Rối loạn chuyển hóa calci và phospho

Suy thận mạn sẽ gây giảm calci, tăng phospho, tăng hormon PTH huyết thanh gây cường cận giáp thứ phát và loạn dưỡng xương.

Loạn dưỡng xương ở người bệnh suy thận mạn biểu hiện bằng tình trạng đau cột sống, biến dạng xương, chân vòng kiềng, xương dễ gãy...

Chứng đau cột sống do biến chứng loạn dưỡng xương ở người bệnh suy thận

Chứng đau cột sống do biến chứng loạn dưỡng xương ở người bệnh suy thận

Nhiễm toan chuyển hóa

Thận giúp giữ cân bằng acid trong cơ thể. Suy thận dẫn tới tích tụ acid, gây nhiễm toan chuyển hóa với các biểu hiện: Tim đập nhanh, buồn nôn/nôn, mệt, nôn mửa,...

Biến chứng tim mạch

 

Tăng kali huyết trong suy thận là nguyên nhân gây biến chứng trên tim mạch. Biến chứng này thường gặp hơn trên đối tượng chạy thận nhân tạo và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm đối tượng này.

Nhiễm độc ure

Hội chứng nhiễm độc ure với các biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hơi thở có mùi amoniac, trụy tim mạch, co giật, hôn mê.

Khi người bệnh suy thận giai đoạn muộn với hội chứng ure huyết thường được chỉ định lọc máu để tránh biến chứng nguy hiểm.

Phù nặng ở người bệnh suy thận

Ở giai đoạn đầu, người bệnh suy thận thường xuất hiện phù ở bắp chân, bàn chân và mí mặt. Nếu triệu chứng phù không được kiểm soát, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng phù toàn thân, phù nặng gây phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi, màng tim và gây suy tim cấp.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát suy thận tiến triển

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị triệu chứng và kiểm soát biến chứng, người bệnh suy thận nên sử dụng thảo dược hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa quá trình xơ hóa thận tiếp diễn.

Tiêu biểu là sản phẩm thảo dược với thành phần chính dành dành kết hợp với mã đề, râu mèo, bạch phục linh, hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ... đã được chứng minh có hiệu quả hỗ trợ kiểm soát bệnh lý suy thận.

Thành phần dịch chiết quả và thân cây dành dành đã được nghiên cứu của Xiaobo Li và cộng sự (năm 2017) chứng minh có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô thận, giúp làm chậm quá trình xơ hóa thận tiến triển.

Quả dành dành có nhiều tác dụng trong bệnh lý suy thận

Quả dành dành có nhiều tác dụng trong bệnh lý suy thận

Việc kết hợp dành dành với các thành phần thảo dược trên giúp đem lại tác dụng toàn diện trên người bệnh suy thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng suy thận như phù, bí tiểu, vô niệu, tăng huyết áp, mệt mỏi...

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 92,9% tỷ lệ người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính dành dành.

Biến chứng suy thận mạn vô cùng nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, chủ động bảo vệ thận và phòng ngừa biến chứng là vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính dành dành để bảo vệ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng và kiểm soát biến chứng suy thận mạn hiệu quả.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương – Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém

Thành phần: Cao đan sâm, cao hoàng kỳ, cao dành dành, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, L - carnitine fumarate, cao mã đề, cao linh chi đỏ và coenzyme Q10.

Công dụng: Giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Đối tượng sử dụng: Người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: Tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.

Cách dùng: Ngày uống 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1 - 3 tháng tùy theo bệnh lý hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ích Thận Vương dùng cho người bị suy thận

Ích Thận Vương dùng cho người bị suy thận

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mai Linh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu