Làm thế nào để ngăn ngừa suy thận mạn trở nặng?

Ở bệnh nhân suy thận mạn, chức năng của thận sẽ suy yếu dần, gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng điển hình của suy thận cấp và cách phòng ngừa

Bệnh suy thận độ 1 có phục hồi được không?

Những lưu ý trong quá trình điều trị suy thận giai đoạn cuối

Suy thận độ 2 có chữa khỏi được không?

Suy thận mạn là gì?

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng khiến các chất thải của cơ thể ứ đọng lại sau quá trình chuyển hóa. Khi suy thận kéo dài trên 3 tháng, người bệnh có thể được chẩn đoán suy thận mạn tính.

Suy thận có 5 giai đoạn từ 1 (nhẹ nhất) đến 5 (nặng nhất). Để xác định bạn đang bị suy thận ở giai đoạn nào, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra mức lọc cầu thận (GFR). Người mắc bệnh thận mạn giai đoạn 5 hay giai đoạn cuối sẽ phải điều trị chạy thận nhân tạo.

Mục tiêu điều trị suy thận mạn

Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, chức năng thận sẽ được duy trì ổn định, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Dưới đây là các biện pháp điều suy thận mạn:

Điều trị các bệnh lý nền

Người bệnh suy thận mạn cần kiểm soát huyết áp ổn định

Người bệnh suy thận mạn cần kiểm soát huyết áp ổn định

Tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh suy thận mạn. Đường huyết cao sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ có chức năng dẫn các chất cần đào thải tới thận. Trong khi đó, tăng huyết áp cũng gây tổn thương những mao mạch tại thận một cách từ từ. Vì vậy, người bệnh suy thận mạn cần kiểm soát tốt chỉ số huyết áp và đường huyết bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Người bệnh suy thận cần tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ví dụ, người bệnh suy thận mạn nên ăn nhạt, hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn hoặc nước chấm sao cho lượng muối ăn (NaCl) tiêu thụ hàng ngày không quá 5gr.

Kiểm soát các triệu chứng, biến chứng suy thận

Hiện tượng phù dễ gặp ở người bệnh suy thận mạn

Hiện tượng phù dễ gặp ở người bệnh suy thận mạn

- Ứ dịch: Khi chức năng thận yếu đi, các chất độc hại dễ tích tụ trong cơ thể, khiến người bệnh suy thận mạn có nguy cơ phù nề ở mi mắt, tay chân. Để cân bằng dịch cơ thể, hạn chế hiện tượng phù, người bị suy thận cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố: Chất điện giải natri và nước. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định lượng nước uống vừa đủ để không gây áp lực cho thận mà vẫn đảm bảo thải độc cho cơ thể.

- Thiếu máu: Ở người bệnh suy thận mạn, thận bị tổn thương sẽ tạo ra ít hormone erythropoietin dẫn đến giảm lượng tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Để giảm nguy cơ thiếu máu gây mệt mỏi, người bệnh cần bổ sung sắt theo chỉ định của bác sỹ.

- Loạn dưỡng xương: Quá trình suy giảm chức năng thận gây rối loạn cân bằng 2 chất calci và phospho trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt calci trong xương. Để hạn chế biến chứng nguy hiểm này, bệnh nhân suy thận nên hạn chế ăn thực phẩm giàu phospho (chế phẩm từ sữa, hạt họ đậu, nội tạng động vật, hải sản, nước có gas); Đồng thời bổ sung vitamin D và calci cho cơ thể.

Hỗ trợ điều trị suy thận nhờ sản phẩm thảo dược

 

Ngoài những lưu ý trên, các chuyên gia khuyên người bị suy thận mạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược để góp phần nâng cao thể trạng trong quá trình điều trị.

Trong bối cảnh trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được giới thiệu là giúp cải thiện các bệnh về thận nói chung và suy thận nói riêng, sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành được giới chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng bởi có thành phần chính được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh hiệu quả tốt với bệnh về thận. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty dược uy tín, lâu năm trên thị trường.

Một trong các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 chứng minh, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Từ đó, sản phẩm hỗ trợ ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó góp phần ngăn ngừa suy thận trở nặng.

Để tăng hiệu quả, sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, linh chi đỏ, bạch phục linh… hỗ trợ bổ thận, tăng cường chức năng thải độc cho thận, cải thiện triệu chứng phù nề, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả.

Ngày nay, giữa rừng sản phẩm được quảng cáo dành cho thận, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn sử dụng sản phẩm có chiết xuất chính từ cây dành dành đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, được phân phối bởi công ty uy tín lâu năm trên thị trường để cải thiện suy thận, phòng tránh biến chứng nguy hiểm từ bệnh.

Trang Vũ

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương

Thành phần: Cao đan sâm, cao hoàng kỳ, cao dành dành, trầm hương, bạch phục linh, cao râu mèo, L - carnitine fumarate, cao mã đề, cao linh chi đỏ và coenzyme Q10

Công dụng: Giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm các biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt, vô niệu do thận kém.

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị suy thận, chức năng thận kém biểu hiện: tiểu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu.

Cách dùng:

- Ngày uống 2-3 viên/lần, 2 lần/ngày.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

- Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1-3 tháng tùy theo bệnh lý hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội.

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

* Thực phẩm phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu