Thuốc điều trị đái tháo đường có hại dạ dày không?
SUCKHOE+ | Xin chào chuyên gia! Mẹ tôi mới được chẩn đoán đái tháo đường và bà được bác sĩ kê khá nhiều loại thuốc. Tôi không biết liệu uống thuốc điều trị đái tháo đường như vậy có hại dạ dày không? (D.T.H., TP.HCM)
Nhìn chung, các loại thuốc điều trị đái tháo đường thường được chia thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó mỗi nhóm lại có những tác dụng phụ riêng có thể ảnh hưởng tới cơ thể. Cụ thể như sau:
- Nhóm thuốc Biguanides (với đại diện tiêu biểu nhất là Metformin) có tác dụng làm giảm lượng đường huyết bằng cách cải thiện cách cơ thể sử dụng insulin, làm giảm lượng đường mà gan tạo ra.
Nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ buồn nôn, đầy hơi, đầy hơi, tiêu chảy, thiếu vitamin B12 và đau dạ dày. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ thường biến mất trong một vài tuần sau khi cơ thể đã quen với thuốc.
Một số thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đau dạ dày…
- Nhóm Sulfonylureas có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giúp tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này là gây hạ đường huyết nên người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt và lú lẫn.
- Nhóm Thiazolidinediones (TZDs) hoạt động bằng cách cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Nhóm thuốc này có thể khiến người bệnh bị tích nước, dẫn tới phù, tăng cân và tăng mức cholesterol “xấu” LDL.
- Nhóm thuốc ức chế DPP-4 giúp tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn sau bữa ăn. Khi sử dụng nhóm thuốc này người bệnh có thể bị đau họng, nghẹt mũi, đau dạ dày và tiêu chảy.
- Nhóm thuốc ức chế SGLT2 hoạt động trong thận và ức chế quá trình tái hấp thu glucose, dẫn đến glucose được bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn, từ đó giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm và gây hạ đường huyết quá nhiều.
- Thuốc tiêm insulin giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức nếu không tiêm đúng liều; Gây đau đầu, phát ban, chóng mặt, lo âu, ho và khô miệng, nhưng các tác dụng phụ này sẽ tự hết khi cơ thể đã quen với thuốc.
Như vậy, có thể thấy một số loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như ảnh hưởng tới gan, thận; Gây rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy; Gây viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ này khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường.
Để bảo vệ dạ dày khi dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường có thể thực hiện một số lời khuyên sau:
- Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ bạn đang gặp phải khi dùng thuốc. Các bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn chuyển sang dùng một loại thuốc khác phù hợp hơn. Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống thuốc sau bữa ăn để giảm nguy cơ tác động đến dạ dày, giúp dạ dày không bị kích thích quá mức.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chia nhỏ liều thuốc, uống thành nhiều lần trong ngày thay vì uống một liều lớn.
- Uống đủ nước và ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Tham khảo dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát bệnh đái tháo đường, kiểm soát biến chứng và giảm các tác dụng phụ khó chịu do thuốc điều trị gây ra.
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Bình luận của bạn