Cảnh báo: Dân Việt ăn mỳ ăn liền nhiều thứ 2 thế giới

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tiêu thụ mỳ ăn liền

Sự thật về mì ăn liền Maggi Noodle chứa chì

Mì ăn liền: Ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ

Những tác hại vô cùng đáng sợ của mì ăn liền

Mì ăn liền Ramen có thể gây bệnh tim mạch và tiểu đường

So với năm 2012, Việt Nam tăng 2 bậc trên thống kê các nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới với tỷ lệ trung bình mỗi người ăn 55 gói mỳ một năm. Xếp thứ 3 và thứ 4 trong danh sách này là Indonesia và Thái Lan.

Dù là sở thích của nhiều người, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mỳ ăn liền không chứa các chất dinh dưỡng nào bởi cảm giác no sau khi ăn loại thực phẩm này là do carbohydrate đem lại. Mỳ ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột.

Ăn nhiều mỳ ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Một gói mỳ có thể chứa đến 2.000 mg muối, nhiều hơn 4 lần so với lượng muối Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị cơ thể cần mỗi ngày, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ, tổn thương chức năng thận và dễ tạo sỏi thận.

Ăn thế nào để giảm tác hại của mỳ ăn liền?

Người Việt thường có thói quen cho mỳ vào nước sôi, cho đầy đủ gia vị vào, đun thêm 3 phút rồi ăn. Hoặc khi bận hơn, thì chỉ cho mỳ vào bát hoặc để mì trong cốc mỹ sẵn, rồi cho đầy đủ gia vị, đổ nước sôi, đậy nắp chờ trong khoảng 3 - 5 phút là ăn. Đây là cách làm không đúng bởi nó gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Theo ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nếu ai có lỡ quá bận, quá gấp hoặc đang quá thèm ăn mỳ thì có thể trần mỳ trong nước sôi rồi đổ bỏ nước.

Tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi đổ phần mỳ vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Sau đó, bạn cho gói gia vị mỳ vào. Việc này làm giúp loại bỏ các chất bảo quản, phụ gia tan trong mỳ.

Ngoài ra có thể sử dụng đường, muối, nước mắm sẵn có trong bếp để nêm nếm. Thêm chút rau xanh, thịt, cá hoặc trứng để bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn