Làm gì để hen phế quản không nặng lên khi chuyển mùa?

Bệnh nhân hen phế quản dễ lên cơn hen đột ngột khi thời tiết thay đổi

Cơ hội khám hen phế quản và COPD miễn phí tại Hà Nội!

Khám bệnh COPD, hen phế quản ở đâu uy tín và chất lượng?

Hen phế quản và cách xử lý tại nhà

Hen phế quản - kẻ đồng hành nguy hiểm

Chào bạn!

Bệnh hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể dễ tái phát, tăng nặng, nhất là lúc thời tiết thất thường, lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt. Vì vậy, cần hết sức đề phòng cơn hen tái phát. Trong trường hợp của bạn, nếu nhận thấy cơn hen của mình bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên bạn càng phải chú ý theo dõi cơn hen của mình khi thời tiết giao mùa để tránh nguy hiểm.  

Để phòng lên cơn hen đặc biệt là cơn hen cấp tính (cơn hen phế quản cấp tính là những cơn hen phế quản kéo dài hơn các cơn hen phế quản thông thường, với các biểu hiện nặng hơn một cơn hen bình thường), người bị hen phế quản cần được khám bệnh định kỳ để có chỉ định dùng thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen. Ngoài thuốc điều trị cơn hen, thuốc điều trị dự phòng là hết sức quan trọng. Hiện nay đã có một số loại thuốc có tác dụng dự phòng cơn hen, kể cả thuốc dạng viên và dạng khí dung. Bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn cụ thể cách phòng và theo dõi cho bản thân.

Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là lạnh, rét, mưa, ẩm ướt, khô hanh, bạn cần mặc ấm, ở trong phòng kín gió. Nếu có điều kiện, mỗi khi trời rét, lạnh nên được sưởi ấm, tốt nhất là dùng đèn sưởi, lò sưởi, quạt sưởi bằng điện, nếu có điều hòa 2 chiều thì càng tốt. Trong trường hợp phải dùng bếp than thì buồng phải hết sức thông thoáng để thoát khí độc tốt.

Thời tiết lạnh giá người bị hen phế quản cần hạn chế đi ra ngoài, nếu phải ra khỏi nhà cần mặc ấm, cổ quàng khăn, chân tay cần có tất, đầu đội mũ ấm, đeo khẩu trang và trong túi có sẵn lọ thuốc xịt hen. Nếu đang lên cơn hen (dù nhẹ) cũng không nên ra khỏi nhà vào lúc này. Người bị hen phế quản cũng nên hạn chế uống rượu, bia (kiêng được càng tốt), không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua…

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

PGS.TS Chu Thị Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai

Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị