Hen phế quản và cách xử lý tại nhà

Xử lý cơn hen tại nhà đúng cách để bảo toàn tính mạng

Những thảo dược tự nhiên trị hen suyễn (P1)

Những thảo dược tự nhiên trị hen suyễn (P2)

Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.1)

Mẹo giúp giảm nguy cơ lên cơn hen suyễn (P.2)

Các triệu chứng của hen

Bệnh hen gặp ở mọi lứa tuổi và ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hen phế quản là bệnh có thể bị dị ứng trong mọi trường hợp do các dị nguyên gây nên như: Bụi nhà, phấn hoa.

Các triệu chứng của hen chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích thích phát cơn hen.

Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn, có thể tự phục hồi sau điều trị.

4 dấu hiệu rõ nét nhất gồm: Ho, ho khan, ho từng tiếng một; Khò khè (tức là nghe có tiếng rít); Nặng ngực (tức ngực), có cảm giác như bị vật nặng đề ép trên ngực; Khó thở tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh hen rất nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa quan tâm đúng mức. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: Suy hô hấp cấp, nghẹt thở dẫn đến tử vong. Hen cấp còn có biến chứng khác như: Tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.

Xử lý cơn hen bùng phát

PGS. TS. BS Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Hen phế quản không thể điều trị khỏi nhưng có thể được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc dự phòng điều đặn. Đặc biệt, người bệnh phải điều trị đúng thuốc.

Khi người bệnh lên cơn hen cần bình tĩnh xử lý

Theo BS Đoàn, trong điều trị hen có 2 loại thuốc: Thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen. Trong điều trị dự phòng, nếu xuất hiện những cơn khó thở thì phải dùng thuốc cắt cơn. Khi có dấu hiệu ho, khò khè, cần dùng thuốc xịt vào họng bệnh nhân hoặc bệnh nhân tự xịt vào họng của mình, cứ 20 phút xịt từ 2 đến 4 lần. Sau đó, nếu bệnh nhân ổn định, có thể giãn thời gian xịt ra từ 3 đến 4 tiếng sau mới xịt 1 lần và xịt tiếp 2 ngày nữa hết hen thì dùng thuốc duy trì.

Sử dụng thuốc dúng cách

Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):

- Xịt họng 1 - 2 lần

Nếu bệnh nhân không thể tự sử dụng đúng cách bình xịt được thì phải dùng buồng đệm, hay sử dụng máy phun khí (ví dụ Salbutamol 2,5 – 5 mg/lần). Tiếp theo nới lỏng quần áo và ngồi yên trong một giờ và theo dõi xem có dễ thở hơn không? Có giảm khò khè? Có giảm ho? Có bớt nặng ngực không?

- 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì lặp lại lần 2 (2 xịt/lần)

- 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng.

Nếu cơn hen phế quản nặng (các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc giãn phế quản, khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu): Gọi điện ngay cho bác sỹ hoặc đi đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc giãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.

Nếu cơn hen phế quản rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): Gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid và xịt 2 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh.

Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần nhớ là phải mang theo thuốc cắt cơn dạng ống hít bên mình mọi lúc mọi nơi dù bệnh hen đã được kiểm soát hoàn toàn hay chưa để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp bệnh nhân có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó bệnh nhân nên đến bác sỹ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

Lovely H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp